Giáo DụcLớp 12

Nghị luận xã hội bàn về câu nói bị thất bại mới là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

Đoạn văn mẫu nghị luận xã hội bàn về câu nói: “Bị thất bại mới là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn” mà Trường Tiểu học Thủ Lệ giới thiệu sau đây sẽ giúp các em củng cố và nắm vững hơn kiến thức cũng như là kĩ năng giải quyết dạng đề nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý trong cấu trúc đổi mới của đề thi THPT Quốc gia 2017.

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội bàn về câu nói bị thất bại mới là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

A. Sơ đồ gợi ý

Sơ đồ tư duy - Nghị luận xã hội bàn về câu nói:

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở đoạn

  • Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Con người sống cần có ý chí, nghị lực, quyết tâm vượt qua thất bại để giành được thành công trong cuộc sống

2. Thân đoạn

a. Giải thích

  • Giải nghĩa từ ngữ
    • “Bị đánh bại”: Chỉ sự thất bại của con người.
    • “Tình trạng nhất thời”: Là sự tạm thời, có thể thay đổi.
    • “Bỏ cuộc”: Tức là không theo đuổi mục đích nữa mà đầu hàng, buông xuôi, chấp nhận sự thất bại nhất thời. Đây là sự thất bại mãi mãi, vĩnh viễn.
  • Nghĩa câu nói
    • Thể hiện thái độ của con người trước thất bại, qua đó khẳng định con người sống cần có ý chí, nghị lực, quyết tâm vượt qua thất bại để giành được thành công trong cuộc sống.

b. Phân tích, chứng minh

  • Vì sao “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời”?
    • Trong hành trình đi đến mục đích, con người không chỉ có thắng mà còn có bại.
    • Đứng trước thất bại, con người không thể không đau buồn nhưng cần phải biết đứng lên sau thất bại.
    • Có nhiều lí do cho sự thất bại của con người. Và con người hoàn toàn có thể thay đổi nó từ những lần rút kinh nghiệm để thay đối kết quả.
  • Vì sao “Bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn”?
    • Khi gặp phải thất bại hoặc thất bại nhiều lần, nhiều người dễ dẫn đến buông xuôi.
    • Khi từ bỏ mục đích mà mình đang theo đuổi thì đó chính là chấp nhận một sự thất bại vĩnh viễn.

c. Phê phán

  • Phê phán không ít người đã buông xuôi lí tưởng và mục tiêu cuộc đời mình sau lần vấp ngã, bị đánh bại ở lần đầu tiên trong cuộc đời.

d. Bài học rút ra

  • Bài học nhận thức
    • Chúng ta cần phải biết tự vực dậy mình và tiếp tục theo đuổi lí tưởng, mục tiêu của cuộc đời mình.
    • Câu nói trên nhằm khẳng định ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Nó sẽ giúp chúng ta khẳng định được mình trong cuộc sống.
  • Bài học hành động
    • Trong học tập, mỗi học sinh cần chăm lo tu dưỡng đạo đức, trau dồi tri thức, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn, biết nỗ lực vươn lên để đạt được thành tích cao trong học tập.

3. Kết đoạn

  • Khẳng định lại vấn đề: Trong hành trình đi đến mục đích, con người không chỉ có thắng mà còn có bại. Nhưng điều quan trọng là mỗi người cần biết vượt qua “những phút yếu mềm” của bản thân để theo đuổi mục tiêu của đời mình.

Đoạn văn mẫu

Đề bài: Suy nghĩ của anh(chị) về câu nói của Marilin Vos Savant “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn”.

Gợi ý làm bài

       “Trên thế giới này, thất bại duy nhất là bỏ cuộc và không chịu tiếp tục nỗ lực. Người thành công thì mãi không bỏ cuộc. Người bỏ cuộc thì mãi không thành công”. Câu nói trên đã khẳng định, thất bại và thành công ranh giới thật mong manh, nhưng bạn chỉ có thể thành công khi không bỏ cuộc. Bàn về vấn đề này, Marilin Vos Savant cũng nói “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn”. Để hiểu rõ hơn về câu nói này, ta cần cắt nghĩa và hiểu từng cụm từ. “Bị đánh bại” chỉ sự thất bại của con người. “Tình trạng nhất thời” là sự tạm thời, có thể thay đổi. “Bỏ cuộc” tức là không theo đuổi mục đích nữa mà đầu hàng, buông xuôi, chấp nhận sự thất bại nhất thời. Đây là sự thất bại mãi mãi, vĩnh viễn. Câu nói thể hiện thái độ của con người trước thất bại, qua đó khẳng định con người sống cần có ý chí, nghị lực, quyết tâm vượt qua thất bại để giành được thành công trong cuộc sống. “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời” tức là trong hành trình đi đến mục đích, con người không chỉ có thắng mà còn có bại. Đứng trước thất bại, con người không thể không đau buồn nhưng cần phải biết đứng lên sau thất bại. Chỉ có đứng lên và tiếp tục thực hiện mục đích, chúng ta mới có cơ hội giành chiến thắng. Có nhiều lí do cho sự thất bại của con người: Có thể đối thủ đó mạnh hơn ta, công việc đó chưa phù hợp với ta, có thể ta chủ quan, có thể ta chưa đủ lực… Những nguyên nhân đó chỉ có giá trị tức thời. Và con người hoàn toàn có thể thay đổi nó từ những lần rút kinh nghiệm để thay đối kết quả. Vì sao bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn. Khi gặp phải thất bại hoặc thất bại nhiều lần, nhiều người nảy sinh tâm lí chán nản, tuyệt vọng, bi quan… từ đó dẫn đến buông xuôi, từ bỏ mục đích mà mình theo đuổi. Khi từ bỏ mục đích mà mình đang theo đuổi thì đó chính là chấp nhận một sự thất bại vĩnh viễn. Muốn giành chiến thắng phải theo đuổi mục đích đến cùng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít người đã buông xuôi lí tưởng và mục tiêu cuộc đời mình sau lần vấp ngã, bị đánh bại ở lần đầu tiên trong cuộc đời. Câu nói trên nhằm khuyên chúng ta cần phải biết tự vực dậy mình và tiếp tục theo đuổi lí tưởng, mục tiêu của cuộc đời mình; khẳng định ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Nó sẽ giúp chúng ta khẳng định được mình trong cuộc sống. Trong học tập, mỗi học sinh cần chăm lo tu dưỡng đạo đức, trau dồi tri thức, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn, biết nỗ lực vươn lên để đạt được thành tích cao trong học tập. Trong hành trình đi đến mục đích, con người không chỉ có thắng mà còn có bại. Nhưng điều quan trọng là mỗi người cần biết vượt qua “những phút yếu mềm” của bản thân để theo đuổi mục tiêu của đời mình, vì “con người được sinh ra không phải để dành cho thất bại” (Hemingue).

Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và đoạn văn mẫu bàn về câu nói của Marilin Vos Savant “Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn”. Tài liệu này sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2017 phần nghị luận xã hội. Bên cạnh đó, tài liệu còn giúp các em ôn lại kiến thức và kĩ năng giải quyết dạng đề này để có bước chuẩn bị thật tốt và đạt được kết quả thật cao trong kì thi quan trọng sắp tới.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý để củng cố kiến thức và kĩ năng một cách khái quát hơn đối với dạng đề này.

–MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button