Hỏi Đáp

Cách viết đối tượng dự thi trong sơ yếu lý lịch

Đối tượng dự thi ghi gì? Hiện nay Trường Tiểu học Thủ Lệ nhận được rất nhiều câu hỏi về cách viết sơ yếu lý lịch cho đối tượng dự thi thpt quốc gia 2022. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch cho học sinh sinh viên, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Cách viết đối tượng dự thi trong sơ yếu lý lịch

    Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch cho học sinh sinh viên
    Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch cho học sinh sinh viên

    1. Đối tượng dự thi ghi gì?

    Đối tượng dự thi: Ghi giống giấy dự thi, nếu bạn không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống.

    • Đối tượng dự thi là những thí sinh đã học hết chương trình THPT hoặc chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT(gọi chung là chương trình THPT) trong năm tổ chức kỳ thi.
    • Đối tượng dự thi là những thí sinh đã học hết chường trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác đươc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép dự thi (gọi chung là thí sinh tự do).

    2. Thành phần xuất thân là gì?

    Thành phần xuất thân: Nếu là công nhân thì điền là 1, Nông dân điền 2, Các ngành nghề khác điền 3.

    Thành phần gia đình có thể được gọi là thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình các em làm ngành nghề gì?

    3. Xếp loại tốt nghiệp là gì?

    Tham khảo chi tiết tại bài viết: Bằng tốt nghiệp THPT có xếp loại không?

    Theo Bộ GD-ĐT, hiện có một số thay đổi về nội dung được ghi trên bằng tốt nghiệp THPT đó là không xếp loại theo các “thứ hạng” giỏi, khá, trung bình mà chỉ có công nhận đã tốt nghiệp. Các năm trước, bằng tốt nghiệp sẽ có mục “hình thức đào tạo”, trong đó sẽ nêu rõ học sinh tốt nghiệp hệ THPT, hệ bổ túc hoặc hệ vừa học vừa làm.

    Theo đó, Sẽ KHÔNG xếp loại theo các “thứ hạng” giỏi, khá, trung bình. Trên bằng tốt nghiệp THPT chỉ có công nhận đã tốt nghiệp.

    Như vậy, tất cả học sinh đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT 2022 đều được cấp bằng tốt nghiệp hoàn toàn giống nhau. Không có bất kỳ sự khác biệt nào về xếp loại.

    4. Hướng dẫn viết hồ sơ học sinh sinh viên

    Cách viết bìa hồ sơ học sinh sinh viên

    Bìa hồ sơ sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên
    Bìa hồ sơ sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên

    Phần Họ và Tên: Phải ghi in HOA họ và tên, có dấu nội dung phải đúng trên chứng minh, sổ hộ khẩu.

    Ngày tháng, Năm sinh: phải ghi đủ ngày, tháng, năm sinh và theo định dạng DD/MM/YYYY. Vd: 02/06/2001.

    Hộ khẩu thường trú: ghi theo địa chỉ ghi trên hộ khẩu nhà bạn, Viết hoa các chữ cái đầu của địa danh hay tên riêng. Vd: Xã A, Huyện B, Tỉnh C.

    Khi cần báo tin cho ai? Ở đâu?: bạn có thể ghi tên bố , mẹ và kèm theo địa chỉ.

    Số điện thoại: Ghi số điện thoại của bạn hoặc số điện thoại gia đình.

    Phần trang 2 – Thông tin về học sinh, Sinh viên.

    Trang đầu ghi thông tin cơ bản của học sinh, sinh viên
    Trang đầu ghi thông tin cơ bản của học sinh, sinh viên

    Phần Họ và Tên: Phải ghi in HOA họ và tên, có dấu nội dung phải đúng trên chứng minh, sổ hộ khẩu.

    Ngày tháng, Năm sinh: Bạn điền hai số.

    Ví dụ: bạn sinh 02/03/2004 bạn điền là: 02 03 04

    Dân tộc: Điền 1 nếu bạn là dân tộc kinh, Điền 0 nếu bạn là dân tộc khác.

    Tôn giáo: Vui lòng ghi rõ bạn theo tôn giáo nào.

    Ví dụ: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Hồi. Nếu không theo tôn giáo nào thì điền là không.

    Thành phần xuất thân: Nếu là công nhân thì điền là 1, Nông dân điền 2, Các ngành nghề khác điền 3.

    Đối tượng dự thi: Ghi giống giấy dự thi, nếu bạn không thuộc đối tượng nào thì bỏ trống.

    Ký hiệu trường: Viết mã trường mà bạn muốn nhập học vào sắp tới vào.

    Số báo danh: là số báo danh trên giấy dự thi của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

    Kết quả học tập: dựa trên cá kết quả trong học bạ.

    Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo trên sổ đoàn và đúng định dạng dd/mm/yyyy.

    Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo sổ Đảng viên của mình, nếu chưa có thì để trống

    Khen thưởng, kỷ luật: Điền thông tin được khen thưởng, nếu không có thì ghi “không”

    Giới tính: Nếu là nam thì điền 0, là nữ thì điền 1

    Hộ khẩu thường trú: Ghi địa chỉ như trong sổ hộ khẩu của gia đình.

    Thuộc khu vực tuyển sinh nào?: Bạn đền số tùy theo từng khu vực của bạn nhé, ví dụ khu vực một thì ghi 01, khu vực hai thì 02, lưu ý ghi mỗi ô một số.

    Ngành học: Ngành bạn thi tuyển vào trường, bạn cần ghi rõ tên ngành và điền mã ngành vào các ô ở bên cạnh

    Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm 3 môn thi tuyển vào trường và điểm thi của từng môn

    Điểm thưởng: Nếu bạn có điểm thưởng thì điền còn không có thì bỏ qua.

    Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ còn không có thì bỏ qua

    Năm tốt nghiệp: Ghi 2 số cuối của năm bạn tốt nghiệp THPT.

    Phần trang 3&4 – Thành phần gia đinh

    Họ và tên: họ tên cha mẹ phải được ghi chính xác và viết In hoa.

    Quốc tịch: Sẽ là Việt Nam hoặc nếu bạn thuốc quốc gia khác sang Việt Nam du học thì ghi tên nước mình.

    Dân tộc, Tôn giáo: Ghi theo thông tin chứng minh nhân của bố mẹ, anh chị.

    Hộ khẩu thường trú: ghi theo địa chỉ hộ khẩu.

    Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu?): ghi công việc hiện tại của bố mẹ.

    Trang 2 ghi thành phần gia đình
    Trang 2 ghi thành phần gia đình
    Trang 3 là lời cam đoan và xác nhận của xã phường
    Trang 3 là lời cam đoan và xác nhận của xã phường

    Phần cuối Trang 5 – Xác nhận từ địa phương cư trú.

    Họ và tên, nghề nghiệp, nơi ở của anh chị em ruột: Phần này phải ghi rõ anh, chị em mình về các thông tinh như Tên, Nghề nghiệp, Địa chỉ nơi đang sinh sống, anh(chị) của bạn đang làm gì?…

    Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Người làm hồ sơ phải có chữ ký xác nhận từ các thành viên trong gia đình như: Bố, mẹ, anh chị (trong sổ hộ khẩu nhà bạn). Ký xác nhận ở bên phải.

    Học sinh, sinh viên ký tên vào góc bên phải: Sau khi điền đầy đủ thông tin của các phần trên, bạn nên kiểm tra lại. Ký tên bên góc phải của tờ giấy.

    5. Cách ghi khu vực tuyển sinh trên sơ yếu lý lịch

    • Khu vực 1 (KV1) gồm các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
    • Khu vực 2 – nông thôn (KV2-NT): Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.
    • Khu vực 2 (KV2): Còn lại là các thành phố trực thuộc tỉnh (không trực thuộc trung ương); các thị xã; các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương.
    • Khu vực 3 (KV3) gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương.

    Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

    Mẫu điền sơ yếu lý lịch khu vực 02
    Mẫu điền sơ yếu lý lịch khu vực 02
    Mẫu sơ yếu lý lịch của sinh viên khu vực 2
    Mẫu sơ yếu lý lịch của sinh viên khu vực 2

    6. Mẫu điền lý lịch học sinh, sinh viên

    Lý lịch học sinh, sinh viên 2021

    Lý lịch học sinh, sinh viên 2021

    Sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên

    Hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên

    Trên đây là Cách viết hồ sơ sinh viên nộp vào đại học chuẩn nhất theo Bộ Giáo dục Đào tạo ban hành. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm bài viết liên quan khác tại chuyện mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ nhé.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button