Hỏi Đáp

Thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu được coi là tư liệu chữ viết?

Thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu được coi là tư liệu chữ viết? Mọi người đều biết về bia Tiến sĩ ở Văn Miếu, nhưng liệu mọi người có biết bia Tiến sĩ này thuộc loại tư liệu gì hay không? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu nhé

Bạn đang xem: Thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu được coi là tư liệu chữ viết?

1. Thế nào là tư liệu chữ viết?

Tư liệu chữ viết được hiểu theo nghĩa mặt chữ của cụm từ này, có nghĩa là những thông tin được ghi lại, truyền lại bằng hình thức viết, phản ánh văn hóa, tình trạng của một thời kì. Ví dụ: văn bản, các bản điêu khắc trên gỗ, đá…

2. Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu được coi là tư liệu chữ viết?

Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu được coi là tư liệu chữ viết vì trên mỗi tấm bia đều có các bài văn thể hiện triết lí về dựng nước và giữ nước; bảo tồn văn hóa; triết lí phát triển giáo dục; quan điểm đào tạo nhân tài… của các triệu đại phong kiến Việt Nam.

=> Các thông tin được khắc trên bia đều được thể hiện ở dạng chữ viết (chữ Hán)

Bia đề danh tiến sĩ là nguồn sử liệu quý giá, giúp cho việc nghiên cứu về tiểu sử, hành trang của nhiều danh nhân Việt Nam, như Nguyễn Trãi – người được UNESCO công nhận là Danh nhân Văn hóa thế giới, Lê Quí Đôn, Lương Thế Vinh…

3. Bia tiến sĩ là gì?

Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu được coi là tư liệu chữ viết?

Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, hay bia tiến sĩ Văn Miếu-Quốc Tử Giám là các bia đá ghi tên những người đỗ Tiến sĩ các khoa thi thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê trung hưng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội, Việt Nam.

Nội dung mỗi tấm bia như là một câu chuyện có mở đầu có kết thúc với 3 phần: tiêu đề, bài ký, họ tên các Tiến sĩ và quê quán. Mỗi bài ký trên bia là một áng văn chương mẫu mực thể hiện rõ quan điểm tư tưởng về triết học, sử học, về giáo dục đào tạo và sử dụng nhân tài. Những điều này đã tạo nên tính duy nhất, độc đáo của bia đá Tiến sĩ Văn miếu – Quốc Tử Giám.

Bia Tiến sĩ Văn Miếu được công nhận là Di sản tư liệu ngày 09/03/2010

4. Ý nghĩa của bia Tiến sĩ ở Văn Miếu

Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu có ý nghĩa quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.

Bia tiến sĩ từ lâu đã được xem là một trong những di sản văn hóa vô giá – những trang sử bằng đá của cha ông ta để lại. Những tấm bia này là một biểu trưng, là lời khuyến học hùng hồn nhất cho những kẻ sĩ, sĩ tử thời xưa và những học sinh, sinh viên hôm nay.

Không chỉ là nguồn tư liệu phong phú phản ánh một giai đoạn lịch sử hơn 300 năm dưới triều Lê – Mạc, Bia Tiến sĩ Văn Miếu còn là bức tranh sinh động về việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài độc đáo ở Việt Nam được thể hiện ở tư tưởng trị quốc dựa vào nhân tài của cha ông ta. Chế độ quân chủ tập quyền Việt Nam thời Lê rất trọng dụng nhân tài, coi “nhân tài là nguyên khí quốc gia”, là nguồn gốc sự hưng thịnh của đất nước. Điều này đã được thể hiện rõ ngay ở tấm bia đầu tiên (khoa 1442): “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo xây dựng nhân tài”. Tấm bia năm 1448 lại nhắc “Nhân tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn” và “Phải có đào tạo sau mới có nhân tài”. Nhiều tấm bia sau cũng nhắc đi nhắc lại ý “nhân tài là nguyên khí quốc gia”

Giá trị và nét độc đáo của 82 bia Tiến sĩ chính là những bài văn khắc trên bia. Trên thế giới nhiều nước dựng bia, nhưng chỉ duy nhất Bia Tiến sĩ Văn Miếu có bài ký ghi lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài. Những bài ký trên bia Tiến sĩ được viết bằng chữ Hán với những cách viết khác nhau, khiến cho mỗi tấm bia như một tác phẩm thư pháp. Những bài văn bia này phần lớn đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước soạn, nên về cơ bản là những tác phẩm vô giá, góp phần làm nên truyền thống văn hóa, giáo dục của Việt Nam.

Bia Tiến sĩ có tác động xã hội to lớn đối với người đương thời và hậu thế. Được ghi tên trên bia đá đó là niềm khích lệ lớn đối với việc học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho đất nước và xã hội. Bia Tiến sĩ cũng là biểu tượng và niềm tự hào của sự thành đạt và trí tuệ. Có thể thấy việc tổ chức UNESCO thế giới công nhận bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di sản tư liệu của quốc tế là một trong những sự kiện lớn và niềm tự hào của toàn thể nhân dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Không phải ngẫu nhiên mà trong buổi lễ đón bằng công nhận 82 bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di sản tư liệu thế giới, Phó Thủ tướng Chính Phủ – Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá: Bia tiến sĩ bằng đá đặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một tài sản văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam, một biểu tượng tôn vinh đạo hiếu học, truyền thống đào tạo nhân tài bổ sung nguyên khí cho đất nước của nhân dân ta…

Trên đây Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Thế nào là tư liệu chữ viết? Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu được coi là tư liệu chữ viết? Bài viết giúp các bạn hiểu thêm về những tấm bia Tiến sĩ, ý nghĩa của những tấm bia này và những giá trị mà cha ông ta đạt được thời xưa. Đây chính là một cách để thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước. Dân tộc Việt Nam là dân tộc hiếu học, có nhiều danh nhân được thế giới công nhận. Qua đó, thế hệ ngày nay có thể khích lệ, động viên bản thân để viết tiếp những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ

Các bài viết liên quan:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button