Tổng hợp

Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt) – Bản tuyên ngôn đầu tiên của nước ta

nam quốc sơn hà

Bạn đang xem: Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt) – Bản tuyên ngôn đầu tiên của nước ta

Nam Quốc Sơn Hà là một tác phẩm thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt được sáng tác vào năm 1037. Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà nhằm khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, khơi dậy tinh thần chiến đấu anh dũng của các binh sĩ. Bài thơ không đề, nhưng vì có câu mở đầu là phiên âm Hán – Việt là Nam quốc sơn hà nam đế cư nên người đời thường gọi đó là bài Nam quốc sơn hà. Nam quốc Sơn Hà có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà.

Hãy cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ khám phá bài thơ hấp dẫn này nhé!

南國山河
南國山河南帝居,
截然定分在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虛。

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa

Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời.
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.

nam quốc sơn hà

Cuối năm 1076, nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tuy đã chủ động chuẩn bị đối phó từ trước nhưng vẫn chống cự một cách rất khó khăn. Giặc tràn xuống bờ bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được phòng tuyến Như Nguyệt. Phòng tuyến vỡ, tình thế hết sức cấp bách. Quân giặc sĩ khí dâng cao còn tinh thần của quân sĩ ta bị tan vỡ. Muốn giành lại được thế chủ động, trước phải đập tan đội quân tiên phong của giặc, mà muốn đập tan đội quân tiên phong này, phải tìm cách lấy lại và kích động mãnh mẽ tinh thần của quân sĩ. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương Hát ở ngay bên bờ sông Cầu, đọc to bài thơ không đề sau đây:

Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch nghĩa:

Sông núi nước nam, vua Nam ở,
Rành rành ghi rõ ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Binh sĩ nghe bài thơ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, ai ai cũng cố sức đánh giặc. Đội quân tiên phong của quân Tống bị đập tan, phòng tuyến sông Cầu cũng nhanh chóng được hàn lại. Giặc từ đó bị giam chân ở bờ bắc sông Cầu, tiến thoái lưỡng nan. Đến đầu năm 1077, Lý Thường Kiệt mở trận quyết chiến lược ở Như Nguyệt, đánh cho quân giặc tan tành.

(Nguồn: sử việt giai thoại)

Nam Quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc Việt Nam, tác phẩm không chỉ khẳng định chủ quyền lãnh thổ mà còn thể hiện niềm tự hào về truyền thống, sức mạnh chính nghĩa trong cuộc đấu tranh chống xâm lược của dân tộc Việt Nam. V

Hai câu thơ đầu:

Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Hai câu thơ mở đầu là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta. “Vua nam ở” là đại diện cho một đất nước, đây là một điều hết sức tự nhiên, được sách trời lưu danh thiên cổ. Vì vậy không ai có thể có quyền được xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ đó.

Hai câu thơ là sự khẳng định chân lý hùng hồn, khẳng định chủ quyền đất nước của nhà thơ Lí Thường Kiệt, cũng như thể hiện ý chí tự lực tự cường của dân tộc ta.

Hai câu thơ sau:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” – Câu thơ thể hiện thái độ vô cùng cương quyết nhằm lên án, tố cáo hành động, tội ác ngang ngược trái với luân thường đạo lí của giặc Tống.

Trước chân lý được sử sách lưu danh: giang sơn, bờ cõi, núi sông, ngọn cỏ,… này là của người nước Nam, ấy vậy mà lũ giặc kia dám ngông cuồng bất chấp cả đạo lí của trời, chống lại ý trời, nhất định chúng sẽ phải nhận cái kết thê thảm nhục nhã.

Qua bài thơ cho ta thấy rằng Dân tộc Đại Việt ta từ lâu đã nổi tiếng với truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí chiến đấu ngoan cường, lòng tự tôn và tự hào dân tộc ngút ngàn, sẽ đánh kẻ thù xâm lăng tan vỡ, tơi bời.

Hai câu thơ cuối của bài thơ là một lời nhắn gửi đanh thép, hùng hồn chứa đựng sự căm phẫn, sẵng sàng tiêu diệt gửi đến lũ giặc Tống rằng nếu chúng có ý định nhăm nhe xâm lăng nước Đại Việt ta sẽ phải nhận lấy cái kết như thế nào. Ắt hẳn chúng sẽ vô cùng khiếp sợ và dè chừng

Nam quốc sơn hà” là một bài thơ mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là lòng tự hào dân tộc, là khẳng định vị thế của Đại Việt. Bài thơ không chỉ khích lệ và nâng cao tinh thần của quân và dân ta mà nó còn như là một bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của dân tộc còn vang vọng mãi về sau, là khúc ca hùng tráng cho mọi thế hệ đến tận bây giờ học tập và noi theo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button