Hỏi Đáp

Cách tính thuế TNCN cho lao động đã về hưu

Hiện nay rất nhiều các DN thuê người lao động đã về hưu để làm việc, tuy nhiên còn đang băn khoăn những cá nhân này sẽ được khấu trừ thuế TNCN như thế nào? Những cá nhân đã về hưu này có 2 khoản lương: lương do BHXH chi trả và lương được trả thêm do lao động tại doanh nghiệp. Vậy Cách tính thuế TNCN cho lao động đã về hưu như thế nào? Mời các bạn tham khảo.

Bạn đang xem: Cách tính thuế TNCN cho lao động đã về hưu

Tăng 8% lương hưu cho nhiều đối tượng từ 1/8

Nghị định 55/2016/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp đối với giáo viên mầm non

Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật bảo hiểm xã hội 2014

1. Tiền lương hưu được miễn thuế thu nhập cá nhân

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) và được hướng dẫn chi tiết bởi điểm k khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện thì được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Lưu ý: Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu được trả từ nước ngoài.

2. Quy định về nộp thuế TNCN sau khi về hưu

1. Thu nhập từ tiền lương là thu nhập chịu thuế

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế, gồm:

– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản phụ cấp, trợ cấp.

– Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

+ Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).

+ Khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm.

+ Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: Chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ.

Lưu ý: Trường hợp thẻ được sử dụng chung thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

+ Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,…cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước.

– Các khoản lợi ích khác.

Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: Chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng…

– Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán. Trừ các một số khoản thưởng.

2. Phải có thu nhập tính thuế

Theo Điều 7 Thông tư 113/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ sau:

+ Các khoản giảm trừ gia cảnh (giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 09 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc là 3.6 triệu đồng/tháng/người).

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Sau khi trừ đi các khoản giảm trừ mà thu nhập tính thuế dương (số tiền còn lại > 0) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Kết luận: Quy định về tính thuế thu nhập cá nhân đối với người về hưu nhưng đi làm như sau:

– Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ lương hưu.

– Trường hợp đi làm có thu nhập từ tiền lương, tiền công sau khi trừ đi các khoản giảm trừ mà số tiền còn lại lớn hơn không (> 0) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

3. Giải đáp một số câu hỏi về nộp thuế TNCN sau khi nghỉ hưu

Doanh nghiệp ký hợp đồng với lao động đã về hưu. Vậy khoản lương hưu đó có phải là thu nhập chịu thuế TNCN không? Cách quyết toán với những lao động này như thế nào?

Cách tính thuế TNCN với người lao động đã về hưu

Câu hỏi:

Công ty tôi hiện đang ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ ngày 25/03/2015 với người lao động đã về hưu. Hiện tại, người lao động có khoản lương hưu được chi trả từ quỹ bảo hiểm xã hội là 5 triệu đồng/tháng và Công ty thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động này là 10 triệu đồng/tháng. Công ty tính thuế TNCN cho người lao động này theo biểu lũy tiến từng phần và giảm trừ bản thân người lao động là 9 triệu/tháng. Công ty tính như vậy đã đúng chưa và cuối năm người lao động có được ủy quyền cho Công ty quyết toán thay thuế TNCN không hay phải trực tiếp đi quyết toán tại cơ quan thuế?

Trả lời:

Tại Điểm k, Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/8/2013 quy định các khoản thu nhập được miễn thuế như sau:

“k) Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. “

Căn cứ theo quy định trên thì phần tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thuộc thu nhập được miễn thuế TNCN.

Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 25, Khoản 1, Điểm b quy định khấu trừ thuế như sau:

“b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công

b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.”

Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 26, Khoản 1, Điểm c quy định về khai thuế, quyết toán thuế như sau:

“c) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền.”

Căn cứ theo các quy định trên, công ty ký hợp đồng với cá nhân đã nghỉ hưu thì khấu trừ thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần. Nếu cá nhân đó thuộc trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế thay thì công ty bạn quyết toán thuế thay cho cá nhân đó.

Ví dụ tiếp theo:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đã nghỉ hưu (Quỹ BHXH chi trả) với mức lương hưu là 5 triệu đồng/tháng và tôi còn làm thêm với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Vậy tôi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Trả lời:

Với thắc mắc của bạn, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Luật thuế thu nhập cá nhân, tại Điều 4 quy định các khoản thu nhập miễn thuế như sau:

Điều 4. Thu nhập được miễn thuế

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.

4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

8. Thu nhập từ kiều hối.

9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

10. Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.

11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:

a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;

b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.

13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.

14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Khoản thu nhập 5 triệu/tháng từ lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả thuộc thu nhập được miễn thuế theo khoản 10 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân nên bạn không phải nộp thuế đối với khoản thu nhập này.

Còn khoản thu nhập 6 triệu/tháng do làm thêm, nếu không thuộc các thu nhập được miễn thuế thì vẫn phải chịu thuế. Tuy nhiên theo khoản 1 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân thì: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);

b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

Nghĩa là với thu nhập 6 triệu/tháng do làm thêm sau khi giảm trừ gia cảnh bạn không còn thu nhập chịu thuế nữa nên cũng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Vậy, với hai khoản thu nhập 5 triệu/tháng từ lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả và tiền lương 6 triệu/tháng bạn không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button