Hỏi Đáp

Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông

Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông 2021. Ý nghĩa của các loại tín hiệu đèn giao thông đường bộ. Đèn giao thông đường bộ là một trong hai hệ thống báo hiệu đường bộ mà người tham gia giao thông phải tuân thủ.

Bạn đang xem: Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông

Hãy cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu cách nhìn đèn tín hiệu giao thông.

1. Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông 2021

Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông nghe thì có vẻ đơn giản nhưng chúng ta phải “nhìn” như thế nào cho đúng luật?

Tín hiệu đèn giao thông được quy định theo Quy chuẩn Việt Nam 41:2016/BGTVT, việc điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn được quy định như sau:

– Đèn tín hiệu chính điều khiển giao thông được áp dụng ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ; chủ yếu có dạng hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.

  • Thứ tự tín hiệu lắp theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới.
  • Thứ tự tín hiệu lắp đặt theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều lưu thông.

– Đèn tín hiệu ngoài ba dạng đèn chính còn được bổ sung một số đèn phụ tùy thuộc vào quy mô nút giao và tổ chức giao thông. Việc bố trí đèn phụ được thực hiện tại các nút giao rộng và nơi đường có nhiều xe tải, xe buýt có kích thước lớn lưu thông gây cản trở tầm nhìn.

  • Đèn phụ có hình mũi tên hoặc các hình có ký hiệu phù hợp với quy định của Quy chuẩn này, được lắp đặt trên mặt phẳng ngang với đèn tín hiệu xanh. Các hình trên đèn phụ có thể là hình một loại phương tiện giao thông hoặc hình người đi bộ.
  • Đèn tín hiệu không có đèn phụ thì trong từng tín hiệu của đèn chính, có thể có hình mũi tên. Nếu mũi tên chỉ hướng cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu, trừ khi có cắm biển báo “Cấm quay đầu xe”.
  • Đèn tín hiệu kèm đồng hồ đếm ngược có tác dụng báo hiệu thời gian có hiệu lực của đèn chính; màu của số trên đồng hồ đếm ngược phải sử dụng cùng màu với tín hiệu của đèn chính đang có tác dụng hiệu lệnh.
  • Đèn tín hiệu có hình chữ thập màu đỏ báo hiệu xe phải dừng lại. Trong trường hợp xe đã ở trong nút giao thì phải nhanh chóng đi ra khỏi nút giao.

2. Ý nghĩa của các loại tín hiệu đèn giao thông đường bộ

Ý nghĩa của các loại tín hiệu đèn giao thông đường bộ Ý nghĩa của các loại tín hiệu đèn giao thông đường bộ

Ý nghĩa của đèn giao thông được quy định tại điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

  • Tín hiệu xanh là được đi;
  • Tín hiệu đỏ là cấm đi;
  • Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

 Ý nghĩa của đèn phụ hình mũi tên:

  • Nếu đèn có lắp đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.
  • Nếu đèn phụ có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.
  • Khi tín hiệu mũi tên màu xanh được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì các phương tiện đi theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.
  • Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hướng mũi tên. Những nơi bố trí mũi tên màu đỏ phải bố trí làn chờ cho các xe đi hướng đang có đèn màu đỏ.
  • Khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi. Những nơi có bố trí đèn hình phương tiện màu đỏ thì phải bố trí làn chờ cho phương tiện đó.

3. Quy định lắp đèn tín hiệu giao thông

Việc lắp đèn tín hiệu giao thông được quy định tại Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, cụ thể:

  • Sử dụng đèn tín hiệu có đường kính 300 mm ở những đường có tốc độ V85 từ 60 km/h trở lên và ở nơi thường xuyên không có người điều khiển giao thông, nơi có nhiều người già tham gia giao thông;
  • Đèn tín hiệu phải nhìn thấy được từ xa và không nhỏ hơn khoảng cách quy định trong bảng dưới đây:

Tốc độ V85 (km/h)

Khoảng cách nhìn thấy nhỏ nhất (m)

30

50

40

65

50

85

60

110

70

140

80

165

90

195

  • Những nơi đặt đèn có độ sáng của thiên nhiên sau đèn gây rối nhận biết của người điều khiển phương tiện thì cần nghiên cứu tạo nền sau đèn để trợ giúp nhận biết cho người điều khiển phương tiện;
  • Do người điều khiển phương tiện tập trung quan sát phía trước để điều khiển phương tiện, vì vậy, khi đặt đèn tín hiệu hoặc các báo hiệu giao thông trên lề, hè cần xác định vùng quan sát hiệu quả. Cách xác định như sau: mở một góc 40° từ vị trí mắt người lái đối xứng qua trục mắt tạo thành vùng nhìn rõ của người lái. Cũng cần chú ý khả năng quan sát được đèn của các xe phía sau các xe lớn hoặc người tham gia giao thông bị ngược ánh nắng mặt trời.

4. Bài thơ đèn tín hiệu giao thông

Để giúp các em học sinh ghi nhớ ý nghĩa của các loại đèn, nhiều người đã sáng tác ra Bài thơ đèn tín hiệu giao thông, vừa vui tai vừa nhiều ý nghĩa lại dễ nhớ

Bài thơ Đèn giao thông

Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng

Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông

Đi đường bé nhớ nghe không!

Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi

Đèn vàng đi chậm lại thôi,

Đèn đỏ dừng lại, kẻo rồi đâm nhau

Bé ngoan, bé nhớ làu làu

Xanh đi, đèn đỏ dừng mau đúng rồi

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã gửi đến bạn đọc Cách nhìn đèn tín hiệu giao thông 2021. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Quy tắc giao thông đường bộ mới nhất
  • Những hành vi nào không nên thực hiện khi điều khiển xe đạp?
  • Phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên
  • Chụp ảnh căn cước công dân có được cười không?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button