Hỏi Đáp

Cách giải quyết khi chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn?

Cách giải quyết khi chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn?

Khi vợ hoặc chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn mà chồng hoặc vợ muốn ly hôn thì có thể ly hôn đơn phương. Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài.

Bạn đang xem: Cách giải quyết khi chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn?

Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn

Mẫu đơn khởi kiện ly hôn

Thủ tục ly hôn thuận tình nhanh nhất

Cách giải quyết khi chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn?

Hỏi: Tôi muốn ly hôn vì chồng ngoại tình nhưng anh ấy không chịu ký đơn mà còn đánh đập, chửi bới, dọa sẽ bán hết tài sản. Xin hỏi trong trường hợp này, tôi có thể ly hôn mà không cần sự đồng ý của chồng được không?

Đáp:

Theo khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn“.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 56 Luật này quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được“.

Đối chiếu các quy định trên với trường hợp của bạn, do chồng bạn có hành vi ngoại tình và thường xuyên đánh chửi vợ nhưng lại không chịu đồng ý ly hôn khi bạn yêu cầu. Trong trường hợp này bạn có quyền được đơn phương xin ly hôn. Nếu có đủ căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn.

Căn cứ để xác định hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng được quy định tại mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000, cụ thể:

“a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này.

Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được…”.

Như vậy, với trường hợp của bạn, nếu người người chồng vẫn tiếp tục có hành vi ngoại tình, bạo lực gia đình và bạn cảm thấy không thể tiếp tục chung sống được nữa thì có thể nộp đơn xin ly hôn theo yêu cầu của một bên kèm theo các chứng cứ để chứng minh cho việc ngoại tình, bạo lực gia đình… gửi đến tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi vợ chồng bạn cư trú để yêu cầu xem xét, giải quyết.

Hồ sơ ly hôn bao gồm:

1. Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND cấp xã về hộ khẩu và chữ ký của bạn. Trong đơn bạn cần trình bày các vấn đề sau:

  • Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng có sống ly thân không? Nếu có thì sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?
  • Về con chung (nếu có): Cháu tên gi? Sinh ngày tháng năm nào? Nay xin ly hôn bạn có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi cháu không, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha cháu như thế nào)?
  • Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn bạn muốn giải quyết tài sản chung như thế nào?
  • Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ của từng người? Bạn muốn giải quyết như thế nào?

2. Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con);

3. Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của người chồng;

4. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

5. Các giấy tờ chứng minh về tài sản: ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button