Hỏi Đáp

Các trường hợp tuyển thẳng công chức viên chức

Các trường hợp tuyển thẳng công chức viên chức 2022. Để trở thành viên chức, công chức thông thường các ứng viên sẽ phải trải qua 1 kỳ thi hoặc xét tuyển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt vì yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, mà người có thẩm quyền có thể quyết định tuyển dụng công chức, viên chức không qua thi tuyển, xét tuyển. Sau đây là một số trường hợp tuyển thẳng công chức viên chức Trường Tiểu học Thủ Lệ xin gửi đến bạn đọc, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Các trường hợp tuyển thẳng công chức viên chức

Quy định về tuyển thẳng công chức viên chức
Quy định về tuyển thẳng công chức viên chức

1. Công chức, viên chức nhà nước là gì?

– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong:

+ Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

+ Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

+ Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an.

(Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019).

Ví dụ về công chức: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện, …

– Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. (Căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010)

Ví dụ về viên chức: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ bệnh viện E,…

2. Trường hợp tuyển thẳng đối với công chức

Căn cứ pháp lý:

– Khoản 11 Điều 1 và Khoản 7 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018.

– Khoản 12 Điều 1 Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 25/06/2019.

Hình ảnh minh họa về công chức, viên chức
Hình ảnh minh họa về công chức, viên chức

Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức đối với các trường hợp sau:

(1) Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng BHXH bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn), gồm:

– Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

– Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu.

– Người đang giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

(2) Trường hợp đã là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Đối với công chức cấp xã

Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã và yêu cầu công việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được tuyển dụng không qua thi tuyển, xét tuyển đối với các trường hợp đặc biệt sau:

– Người tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi ở trong nước hoặc đạt loại khá trở lên ở nước ngoài, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng;

– Người có trình độ từ đại học trở lên có chuyên ngành đào tạo phù hợp với chức danh công chức cần tuyển dụng, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có ít nhất 05 năm công tác trong lĩnh vực cần tuyển dụng.

3. Trường hợp tuyển thẳng đối với viên chức

Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức quy định tại Điều 4 Nghị định này và theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xem xét tiếp nhận vào viên chức đối với các trường hợp sau:

(1) Các trường hợp có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng BHXH bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn), gồm:

– Người ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, chi đầu tư và đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

– Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) và người làm công tác cơ yếu.

– Cán bộ, công chức cấp xã.

– Người đang làm việc tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

(2) Người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc làm trong các ngành, lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, các ngành nghề truyền thống.

(3) Trường hợp đã là cán bộ, công chức, viên chức, sau đó được cấp có thẩm quyền đồng ý chuyển đến làm việc tại lực lượng vũ trang, cơ yếu, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

4. Quy trình, thủ tục xét tuyển viên chức

Thủ tục xét tuyển viên chức sẽ trải qua các bước sau đây:

Bước 1. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển viên chức (Điều 14 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP)

Bước 2. Tổ chức xét tuyển

– Hội đồng tuyển dụng viên chức (Điều 8 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP)

Hội đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng đã biểu quyết.

– Nội dung và hình thức xét tuyển viên chức (Điều 11 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP)

Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:

  • Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm, nếu phù hợp thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
  • Vòng 2: Hình thức thi: căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; thực hành; thi viết.

Bước 3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức (Điều 10 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).

Bước 4. Thông báo kết quả tuyển dụng viên chức (Điều 16 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).

Bước 5. Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo kết quả trúng tuyển, người trúng tuyển phải đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.

Bước 6. Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc.

5. Cấu trúc đề thi công chức mới nhất 2022

Cấu trúc đề thi và kinh nghiệm thi tuyển công chức mới nhất sao cho đạt kết quả cao đã được Trường Tiểu học Thủ Lệ cập nhật và đăng tải tại bài viết: Kinh nghiệm thi tuyển công chức nhà nước mà bạn cần biết

Bạn đọc chỉ cần click vào link bài viết và tham khảo thông tin chính xác nhất để có thêm kiến thức, kinh nghiệm ôn tập sao cho đúng phương pháp và định hướng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

  • Giáo viên, học sinh sẽ được tăng thời gian nghỉ hè
  • Đối tượng ưu tiên trong thi tuyển công chức, viên chức 2022

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button