Hỏi Đáp

Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự 2023

Việt Nam có quy định cấm sử dụng súng trong dân sự. Vì vậy mà việc nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự cũng khá xa lạ, gây ra nhiều tranh luận sôi nổi trong vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp thắc cho các độc giả về các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự 2023

Bạn đang xem: Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự 2023

Lực lượng vũ trang đảm bảo an ninh, trật tự
Lực lượng vũ trang đảm bảo an ninh, trật tự

Contents

1. Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự là?

Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự 2023 là một trong những câu hỏi thường gặp trong cuộc sống. Nó còn được xuất hiện trong bộ câu hỏi học tập của học sinh THPT. Các bạn có thể dễ dàng gặp dưới hình thức trắc nghiệm như sau:

Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự?

A. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

B. Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

C. Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

D. Cả A, B, C.

Với câu hỏi trắc nghiệm trên, đáp án đúng là D. Cả A, B, C.

Lý do chọn đáp án D vì các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự được quy định tại Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018, được giới thiệu ở mục 2. Theo đó, đã bao gồm tất cả các trường hợp A, B, C.

2. Quy định của pháp luật về các trường hợp được phép nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự

Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định:

1. Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây:

a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác;

c) Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;

d) Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin.

2. Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:

a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;

b) Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;

c) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;

d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;

đ) Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;

e) Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

Như vậy, việc nổ súng quân dụng để khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự được chia ra làm 2 trường hợp:

Thứ nhất là người thi hành nhiệm vụ trước khi thực hiện việc nổ súng phải thực hiện việc cảnh báo đối với các đối tượng đang chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc sức khỏe, tài sản, tính mạng của người khác; các đối tượng đang bị truy nã hay thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng… Việc cảnh báo được tiến hành bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng.

Thứ hai là người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp: Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của người thi hành nhiệm vụ bảo vệ các công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu được bảo vệ theo quy định, hay người thi hành công vụ; các đối tượng thực hiện hành vi khủng bố, giết người, sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

3. Hậu quả pháp lý của việc nổ súng

Người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và quy định của pháp luật.

Trường hợp người sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy trường hợp, có thể căn cứ theo:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button