Hỏi Đáp

Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

Trong một số trường hợp, người phạm tội sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi vi phạm pháp luật của mình. Một trong số đó là trường hợp người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự.

Bạn đang xem: Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

Trong bài viết “Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự 2021”, Trường Tiểu học Thủ Lệ giúp bạn đọc làm rõ hơn trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành tại Bộ luật Hình sự 2015.

Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự 2021

Contents

1. Khái niệm miễn trách nhiệm hình sự

Miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015). Theo đó, miễn trách nhiệm hình sự là việc một người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không phải chịu các hình phạt quy định trong BLHS nhưng vẫn tính là án tích) đối với tội phạm mà mình thực hiện khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại điều 29.

2. Các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự

So với BLHS 1999, BLHS 2015 mở rộng phạm vi miễn trách nhiệm hình sự như sau:

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

3. Ví dụ miễn trách nhiệm hình sự

Do tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chỉ thị để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19, lập các chốt kiểm dịch, bắt buộc tất cả người dân phải chấp hành các biện pháp để phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, giữ khoảng cách tối thiểu khi tiếp xúc, cách ly tập trung, cách ly tại nhà, giản cách xã hội. Những hành vi chống đối như không chấp hành việc đo thân nhiệt, đeo khẩu trang khi đi qua các chốt kiểm dịch, không chấp hành cách ly tập trung trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 bùng phát sẽ bị xem là tội phạm và đều có thể bị xử lý, nhẹ thì bị xử phạt hành chính, nặng bị xử lý hình sự, tuy nhiên khi dịch bệnh hết, cuộc sống xã hội trở lại bình thường những hành vi như không đeo khẩu trang, không chấp hành việc đo thân nhiệt, không chấp hành cách ly tập trung lại không bị xem là tội phạm, không bị xử phạt hành chính, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, có sự thay đổi chính sách, pháp luật để được miễn trách nhiệm hình sự ở đây phải được hiểu là sự thay đổi chính sách, pháp luật hình sự, không phải là sự thay đổi chính sách xã hội, chính sách kinh tế.

4. Thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự

Thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (BLTTHS 2015)  không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, cũng như thẩm quyền miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Tuy nhiên, tại Điều 230 BLTTHS về đình chỉ điều tra và Điều 248 BLTTHS về đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát, xác định Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc trường hợp điều 29 BLHS (miễn trách nhiệm hình sự). Nếu căn cứ vào quy định này, có thể khẳng định việc miễn TNHS thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát.

Khoản 1 Điều 2 BLHS quy định “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”. Và Điều 13 BLTTHS quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Như vậy, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền xác định một người có tội hay không có tội bằng bản án hoặc quyết định. Theo Điều 2 BLHS thì một người khi đã phạm tội thì họ phải chịu TNHS. Theo đó, khi đã xác định người nào đó phải chịu TNHS thì mới xuất hiện khái niệm miễn TNHS. Do đó, về mặt lý luận thì có thể khẳng định chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền quyết định miễn TNHS cho người phạm tội.

Tuy nhiên, trong thực tế có một số trường hợp khi phát sinh căn cứ để miễn TNHS, ở giai đoạn điều tra, truy tố cũng có thể thực hiện được. Nhưng việc miễn TNHS ở giai đoạn điều tra, truy tố (theo điểm a khoàn 1 điều 29 BLHS 2015) không được xác định bằng quyết định miễn TNHS mà được thể hiện bằng quyết định đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án.

Đối với việc miễn TNHS đối với quy định tại khoản 4 Điều 110, khoản 4 Điều 247, khoản 7 Điều 364, khoản 6 Điều 365 và khoản 2 Điều 390 BLHS chỉ thuộc thẩm quyền của Tòa án. Vì chỉ trong quá trình xét xử, Tòa án xem xét tất cả các tình tiết của vụ án nếu thuộc trường hợp có thể miễn TNHS cho người phạm tội thì Hội đồng xét xử sẽ tuyên miễn TNHS cho họ.

Từ các phân tích trên, cho thấy quy định tại Điều 29 BLHS, quy định tại Điều 230 và 248 BLTTHS còn có sự mâu thuẫn lẫn nhau, chưa thể hiện rõ thẩm quyền quyết định việc miễn TNHS cho người phạm tội.

5. Thủ tục miễn trách nhiệm hình sự

Vì pháp luật chưa quy định thủ tục miễn trách nhiệm hình sự nên tùy điều kiện được miễn trách nhiệm hình sự mà việc miễn trách nhiệm hình sự được thực hiện như sau:

  • Miễn trách nhiệm hình sự khi có điều kiện tại điểm a khoản 1 điều 29 BLHS 2015:
    • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án
    • Trong giai đoạn xét xử thì thẩm quyền này thuộc về tòa án. Nếu đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử rồi mới xuất hiện các tình tiết này thì viện kiểm sát có thể rút quyết định truy tố và đề nghị tòa án đình chỉ vụ án
  • Miễn trách nhiệm hình sự khi có điều kiện tại điểm b khoản 1 điều 29 BLHS 2015:

Cơ sở giam giữ, viện kiểm sát làm đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người bị kết án đang chấp hành án phạt tù gửi tòa án.

  • Miễn trách nhiệm hình sự khi có điều kiện tại  khoản 2 điều 29 BLHS 2015:

Tương tự trường hợp 1

  • Miễn trách nhiệm hình sự khi có điều kiện tại khoản 3 điều 29 BLHS 2015:

Tòa án có thẩm quyền, ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho các bạn quy định pháp luật về Miễn trách nhiệm hình sự. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Lệnh truy nã sau bao nhiêu năm thì hết hiệu lực?
  • Phân biệt tội giết người và cố ý gây thương tích gây chết người
  • Chống người thi hành công vụ phạt thế nào?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button