Hỏi Đáp

Các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự

Các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Trong bộ luật dân sự có quy định cụ thể về các nguyên tắc cơ bản trong quá trình thực thi pháp luật dân sự trong đời sống. Mỗi vẫn đề thuộc linh vực dân sự đề phải tuân thủ những nguyên tắc đã được quy định. Dưới đây hoatieu.vn sẽ nêu và giải thích các nguyên tắc trong Bộ luật dân sự và lấy ví dụ cụ thể gửi đến bạn đọc.

Bạn đang xem: Các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự

Contents

1. Các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự

Cụ thể các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự được quy định tại điều 3 Bộ luật dân sự 2015 sẽ bao gồm 5 nguyên tắc như sau:

1.1. Nguyên tắc bình đẳng

“Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.”

Trong quan hệ pháp luật dân sự thì các bên liên quan không được viện cớ, lấy bất cứ lý do nào để phân biệt đối xử với nhau. Mọi công dân đều được pháp luật bảo hộ về các quyền nhân dân và tài sản như nhau.

1.2. Nguyên tắc tự do tự nguyện, cam kết thoả thuận

“Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”

Trong quan hệ hợp đồng, giao kết một vấn đề gì đó thì các bên phải thực hiện trên cơ sở là tự nguyện, tự do cam kết và thoả thuận, nghĩa là không có ai ép buộc chủ thể dân sự thực hiện một cam kết nào đó. Nếu như có sự ép buộc thì coi như cam kết đó hoàn toàn không có hiệu lực.

Hơn nữa những điều mà các bên cam kết thì phải là những điều mà pháp luật cho phép, nếu vi phạm điều cấm cũng bị vô hiệu hoá.

Các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự
Các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự

1.3. Nguyên tắc thiện chí trung thực

“Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.”

Thiện chí trung thực ở đây cũng mang ý nghĩa là người giao kết tự nguyện, tích cực, chủ động hoàn thành trách nhiệm nghĩa vụ của mình với điều đã giao kết không được làm trái.

Việc các bên thiện chí trung thực nghĩa là hoàn toàn nỗ lực để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ giao kết một cách tốt nhất và có lợi cho các bên nhất mà không có sự dối lừa. Đây là nguyên tắc thể hiện sự thật thà trong điều đã giao kết của các bên. Đây cũng không phải là một nguyên tắc mới nhưng đảm bảo cho sự công bằng giữa các bên.

1.4. Nguyên tắc không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

“Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Nghĩa là khi thực hiện giao kết dân sự hoặc vấn đề nào đó liên quan không được phép xâm phạm đến quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích hợp pháp của đối tượng khác. Mọi hành vi dân sự được thực hiện tự do nhưng phải trong đúng khuôn khổ pháp luật, không được vượt quá phạm vi. Nếu như một thoả thuận có ảnh hưởng đến một đối tượng khác thì người đó cần phải biết và cho phép thực hiện.

1.5 Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

“Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”

Nguyên tắc này đặt ra để nhằm ràng buộc quyền và lợi ích của các bên với trách nhiệm của họ. Khi thực hiện một vấn đề dân sự thì cần có trách nhiệm với hậu của có thể diễn ra mà không được phép trốn tránh.

Đây là nguyên tắc nhằm đảm bảo cho những đối tượng khác bị ảnh hưởng sẽ được bên gây ảnh hưởng chịu trách nhiệm trong trường hợp xâm phạm đến lợi ích của bên khác. Hoặc là bị pháp luật trừng trị khi thực hiện không đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân

2. Ví dụ các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự

Để hiểu hơn về các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự, cần có những ví dụ minh hoạ như sau:

Nguyên tắc bình đẳng

Ví dụ: Ông D có 3 người con là anh T, chị Y và anh Q. Cả ba người con đều có quyền thừa kế như nhau nhưng ông D lại chia thừa kế cho chị Y 1/5 tài sản, còn hai anh là 2/5 tài sản. Chị Y nhận thấy thiếu sự công bằng do ông D nói chị là con gái nên ít hơn. Vì thế chị Y đã làm đơn phân chia tài sản theo đúng pháp luật.

Đây là một hành vi thể hiện sự không công bằng bình đẳng trong lĩnh vực dân sự.

Nguyên tắc tự do tự nguyện, cam kết thoả thuận

Ví dụ: Chị Q là người bán hàng tại một cửa hàng, do lương thấp không phù hợp với công việc nên chị Q mong muốn nghỉ việc và báo trước 1 tháng. Nhưng gần đến ngày nghỉ thì ông chủ lại bắt buộc chị phải làm việc thêm 2 tháng nữa do chưa kiếm được người và đe doạ sẽ kiện chị Q nếu nghỉ việc. Vì lo sợ nên chị Q đã ký hợp đồng làm việc thêm 2 tháng.

Trường hợp này hợp đồng không thoả mãn nguyên tắc tự nguyện, chị Q bị ép buộc trong thoả thuận.

Nguyên tắc thiện chí trung thực

Ví dụ: Công ty A và B có ký hợp đồng hàng hoá. Bên B có trách nhiệm giao đúng, đủ hàng theo thời gian trong hợp đồng. Nhưng khi nhận hàng và thanh toán thì công ty A phát hiện hàng nhận được giống mẫu mã nhưng chất lượng khá kém so với mẫu đã bàn.

Trường hợp này bên B có hành vi gian dối trong hợp đồng và không trung thực khi thực hiện nghĩa vụ của mình.

Nguyên tắc không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

Ví dụ: Vợ chồng anh D có một mảnh đất là tài sản chung, nhưng anh D đã lén bán đi để lấy tiền chơi bời mà chị vợ không biết.

Đây là trường hợp đã xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác của anh D khi không cho vợ mình biết về việc bán mảnh đất.

Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Ví dụ: Công ty P đã giao kết hợp đồng bán gốm sứ cho anh N, khi nhận hàng thì anh N thấy chất lượng, sản phẩm chưa đạt yêu cầu như cam kết, nên anh N có yêu cầu phía công ty làm lại do trong hợp đồng nêu rõ về kiểm định chất lượng nếu không phía công ty phải bồi thường cho anh N. Vì thế công ty P phải thực hiện trách nhiệm của mình theo đúng hợp đồng.

Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục con Dân sự.

    Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button