Hỏi Đáp

Các loại sổ sách giáo viên phải làm năm

Theo Điều lệ Trường tiểu học (kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT), Điều lệ Trường trung học (kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT), quy định về các loại hồ sơ sổ sách mà giáo viên phải làm 2022  theo danh sách sau.

Bạn đang xem: Các loại sổ sách giáo viên phải làm năm

  • 4 điểm mới của Điều lệ trường THCS, THPT giáo viên, học sinh cần biết

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao theo đúng các quy định hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì các giáo viên cần phải nắm rõ các quy định mới về các loại sổ sách của giáo viên trong năm 2022.

Trong năm 2022, Quy định các loại sổ sách giáo viên cần làm vẫn căn cứ theo hai Thông tư là Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường tiểu học và Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS và THPT.

Theo đó tại các Thông tư này đã có những quy định về sổ sách giáo viên. Sau đây là chi tiết các loại sổ sách của giáo viên tiểu học cũng như giáo viên THCS, THPT mới nhất 2022, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ đến các bạn.

Contents

1. Các loại sổ sách của giáo viên tiểu học 2022

Theo Điều lệ Trường tiểu học (có hiệu lực từ ngày 20/10/2020), hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục đối với giáo viên tiểu học bao gồm:

– Kế hoạch bài dạy: Quy định này nhằm phù hợp với quyền được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường trong việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung giáo dục;… Trước đây được gọi là giáo án (bài soạn). Việc thay giáo án bằng kế hoạch bài dạy được cho là phù hợp với quyền được tự chủ thực hiện nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên tiểu học.

Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trước đây được gọi là Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn và dự giờ.

Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).

Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).

Cũng theo Điều lệ mới, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy đảm bảo yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy.

2. Sổ sách của giáo viên cấp 2, cấp 3

Theo Điều 21 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, giáo viên cấp 2, cấp 3 phải có các loại sổ sách sau:

– Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

– Kế hoạch bài dạy (giáo án).

– Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

– Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Đối với tổ chuyên môn:

– Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).

– Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.

So với quy định trước đây tại Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp đã được thay thế bằng kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

Bên cạnh đó, Sổ điểm cá nhân của giáo viên được thay thế bằng Sổ theo dõi và đánh giá học sinh. Theo đó, giáo viên sẽ không chỉ lưu trữ điểm số mà còn theo dõi, ghi chép quá trình học tập, cho nhận xét và đánh giá sự tiến bộ của học sinh tại sổ này.Ngoài ra, cũng tương tự như việc quản lý hồ sơ của giáo viên tiểu học, theo khoản 4 Điều 21 Điều lệ, dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.

Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Các loại sổ sách Liên đội 2022

Sổ sách của Liên đội gồm các loại sau:

Sổ theo dõi tổ chức

– Ghi sơ đồ tổ chức + danh sách BCH liên đội, số lượng các chi đội ( BCH chi đội và đội viên ).

– Danh sách các đội tuyên truyền măng non, phát thanh măng non, đội thiếu niên chữ thập đỏ ….

– Ghi một số kết quả đạt tiêu chuẩn thực hiện chương trình rèn luyện đội viên, cháu ngoan Bác Hồ, chi đội mạnh ….

Sổ kế hoạch hoạt động: Ghi những nghị quyết, kế hoạch hoạt động trong năm học, từng tháng, theo chủ điểm và kết quả các đợt hoạt động của liên đội.

Sổ theo dõi thi đua: Theo dõi thi đua tuần và Nội dung và kết quả các đợt thi đua theo chủ điểm trong năm.

Sổ biên bản họp BCH Liên đội: Ghi biên bản họp BCH liên đội

Sổ truyền thống: Ghi những thành tích lớn của liên đội, các điển hình xuất sắc, các sự kiện quan trọng, các hình thức đã được khen thưởng.

Sổ thu, chi quỹ đội: Ghi kết quả thu kế hoạch nhỏ, các khoản thu và chi có chứng từ cụ thể khác

Sổ biên tập phát thanh măng non: Ghi chép danh sách đội phát thanh măng non và nội dung chương trình và thời gian phát thanh.

Sổ biên bản sinh hoạt các CLB học tập: Ghi chép danh sách đội viên tham gia sinh hoạt các CLB học tập và người phụ trách, hướng dẫn và nội dung sinh hoạt của các CLB học tập.

Sổ hoạt động đội tuyên truyền măng non: Ghi chép danh sách đội tuyên truyền măng non; Kế hoạch hoạt động của đội; Nội dung tuyên truyền.

Sổ theo dõi hoạt động của đội thiếu niên chữ thập đỏ: Ghi chép danh sách đội thiếu niên chữ thập đỏ và Kế hoạch hoạt động và kết quả đạt được.

Sổ theo dõi kết quả triển khai thực hiện các chuyên hiệu rèn luyện đội viên: Thời gian triển khai, kết quả đạt được từng chuyện hiệu.

4. Các loại sổ sách của Đội 2022

4.1 Sổ nghiệp vụ của Đội

Sổ nghiệp vụ của Đội thường có những sổ sau:

Sổ Nhi đồng, Sổ Chi đội, Sổ Liên đội, Sổ Tổng phụ trách Đội, Sổ tay đội viên, Sổ tay nhi đồng

Sổ theo dõi rèn luyện nhi đồng và đội viên (dành cho khối tiểu học), Sổ theo dõi rèn luyện đội viên (dành cho khối trung học cơ sở)

4.2 Sách nghiệp vụ của Đội

  • Sách nghiệp vụ của Đội gồm:
  • Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
  • Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
  • Các loại sách Hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đội do Hội đồng Đội Trung ương ban hành: 111 câu hỏi – đáp về Luật Trẻ em và Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em; Cẩm nang giao thông an toàn; Cẩm nang phòng tránh đuối nước; Cẩm nang sơ cứu; Cẩm nang phòng tránh xâm hại trẻ em; Cẩm nang phòng tránh tai nạn thương tích… Đề nghị Hội đồng Đội các tỉnh, thành phố rà soát lại nhu cầu các loại sách nghiệp vụ của cơ sở và tiến hành trang bị nhằm đảm bảo sự thống nhất chỉ đạo về nội dung từ trung ương đến cơ sở.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật và Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button