Hỏi Đáp

Nhà nước có tồn tại bất biến và vĩnh cửu không? Vì sao

Nhà nước có tồn tại bất biến và vĩnh cửu không? Là một câu hỏi mà nhiều người băn khoăn không biết tìm ra câu trả lời thoả đáng cho đúng. Hôm nay cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ phân tích và giải đáp thắc mắc để tìm ra câu trả lời nhé.

Bạn đang xem: Nhà nước có tồn tại bất biến và vĩnh cửu không? Vì sao

1. Nhà nước là gì?

Để tìm được câu trả lời cho thắc mắc trên, trước hết bạn cần hiểu nhà nước là gì? Nhà nước là một tổ chức nắm trong tay quyền lực, chính trị xã hội có giai cấp, lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập nhằm thiết lập những quy định giữ vững trật tự xã hội.

2. Nguồn gốc nhà nước

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin thì nhà nước được ra đời là do giai cấp và mâu thuẫn giai cấp mà hình thành để giai cấp trên thống trị cấp dưới bằng những văn bản pháp luật ban hành. Tuy nhiên với quan điểm Mác Lênin thì việc xây dựng một nhà nước cần có sự công bằng và bình đẳng nên cần có những tư tưởng cốt lõi như sau:

  • Bản chất dân chủ trong nhà nước: nghĩa là một nhà nước phải là do nhân dân nắm quyền, nhân dân tạo nên nhà nước chứ không phải nhà nước tạo nên nhân dân.
  • Chủ thể nhà nước phải thuộc về đa số nhân dân.
  • Bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân rộng rãi trong nhà nước pháp quyền.
  • Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả, kiểm soát này phải bắt nguồn từ nhân dân.

Như vậy để hình thành nhà nước cũng cần có đầy đủ những yếu tố nhất định nhằm đảm bảo sự công bằng bình đẳng cho nhân dân. Nhà nước phải luôn có cốt lõi là do nhân dân, vì nhân dân đi lên thì mới có thể phát triển vững mạnh. Nhà nước là một phần nhỏ của xã hội được xây dựng nhằm quản lý điều hành các hoạt động xã hội.

3. Nhà nước có tồn tại bất biến và vĩnh cửu không? Vì sao?

Như đã phân tích ở trên thì một nhà nước được hình thành là do mâu thuẫn giai cấp xã hội và được xây dựng với mục đích vì nhân dân nên nếu những điều kiện hình thành nhà nước này không còn tồn tại nữa thì một nhà nước có thể suy tàn.

Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen, V.I.Lênin đã làm rõ hơn về điều kiện ra đời, hình thành và phát triển của nhà nước, đó là:

“Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”.

Như thế, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của nó là tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, “nhà nước chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp” và “bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác”.

Điều này cho thấy, học thuyết Mác Lênin khác biệt về chất so với các học thuyết phi Mác Lênin về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Sự khác biệt này không phải nằm ở chỗ thừa nhận hay không thừa nhận sự tồn tại của nhà nước mà nằm ở chỗ chỉ ra nhà nước ra đời từ đâu, ra đời để làm gì và ra đời để phục vụ ai? Học thuyết Mác Lênin đã lý giải tất cả những câu hỏi này bằng cơ sở hiện thực của nhà nước, đó là cơ sở kinh tế – xã hội đã quy định sự ra đời, hình thành, phát triển và tiêu vong của nhà nước.

Vì thế, nhà nước là một hiện tượng xã hội nhưng đây không là hiện tượng xã hội bất biến, thụ động mà nhà nước là thiết chế xã hội đặc biệt, năng động, sáng tạo và chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.

Như vậy một nhà nước tồn tại đều phụ thuộc vào yếu tố khách quan đó là mâu thuẫn xã hội không thể điều hoà được, khi yếu tố này mất đi thì nhà nước cũng sẽ không còn tồn tại.

Trên đây là những phân tích của Hoa tiêu về câu hỏi Nhà nước có tồn tại bất biến và vĩnh cửu hay không? Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích tại mục Pháp luật về Hỏi đáp pháp luật sau đây:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button