Hỏi Đáp

Bỏ sinh hoạt Đảng bị xử lý thế nào?

Bỏ sinh hoạt Đảng bị xử lý thế nào? Câu hỏi được nhiều Đảng viên thắc mắc nếu bỏ sinh hoạt Đảng ba tháng thì có bị sao hay không? Vậy hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu nội dung cụ thể trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Bỏ sinh hoạt Đảng bị xử lý thế nào?

1. Bỏ sinh hoạt Đảng bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại điều 9 mục 8.1 Quy định 24/QĐ-TW:

8.1. Xoá tên đảng viên.

Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Như vậy người tự ý bỏ sinh hoạt Đảng hoặc không đóng đảng phí 3 tháng trong năm mà không có lý do chính đáng sẽ bị chi bộ đề nghị xem xét xoá tên trong danh sách Đảng viên. Không những vậy, người tự ý bỏ sinh hoạt Đảng và bị xoá tên Đảng viên sẽ không được kết nạp lại nếu như có ý định vào Đảng lại.

Bỏ sinh hoạt đảng 3 tháng nghĩa là Đảng viên đó không nếu lý do không tham gia sinh hoạt trong 3 tháng của 1 năm. Còn trường hợp Đảng viên có lý do chính đáng không thể tham gia và thông báo với chi bộ thì không bị coi là bỏ sinh hoạt Đảng.

Ngoài ra còn một số trường hợp được miễn sinh hoạt Đảng: Đảng viên tuổi cao, sức khoẻ yếu không thể tham gia sinh hoạt đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng, chi bộ xem xét, quyết định. Chi uỷ hoặc bí thư chi bộ báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp biết.

2. Quy trình xử lý Đảng viên bỏ sinh hoạt Đảng

– Đầu tiên Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.

Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.

– Kết tiếp là xem xét xóa tên Đảng viên.

  • Với chi bộ và Đảng uỷ cơ sở sau khi xem xét nếu có 2/3 số Đảng viên đồng ý thì báo cáo với cấp uỷ để ra quyết định xoá tên. Tuy nhiên Đảng uỷ cơ sở được quyền ra quyết định khi được uỷ quyền.
  • Với Ban thường vụ cấp uỷ sau khi xem xét nếu có trên 2/3 Đảng viên đồng ý thì ra quyết định xoá tên.

Như vậy với Đảng viên khi tự ý bỏ sinh hoạt Đảng sẽ bị chi bộ xem xét nếu như Đảng viên đó biết được và kiểm điểm được bản thân và đạo đức thì có thể không bị xoá tên khỏi Đảng. Còn nếu thái độ và đạo đức không tốt sẽ bị lập tức xoá tên khỏi Đảng.

3. Không sinh hoạt Đảng bao lâu thì bị khai trừ

Như phân tích ở mục 1 thì có thể thấy Đảng viên không sinh hoạt Đảng 3 tháng thì sẽ bị xoá tên khỏi Đảng và không được kết nạp lại.

Khái niệm khai trừ và xoá tên khỏi Đảng là khác nhau và không giống nhau. Nhưng bản chất nếu bỏ sinh hoạt đảng và với đạo đức không tốt thì vẫn không được phép quay lại là Đảng viên.

    Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button