Hỏi Đáp

Thời hạn cải tạo không giam giữ tối đa bao lâu?

Nâng cấp gói PRO để trải nghiệm KHÔNG quảng cáo, tải toàn bộ file cực nhanh chỉ từ 79.000đ
Mua ngay

Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt chính được quy định tại Điều 36 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đây là một trong những biện pháp xử lý hình sự khi người vi phạm có dấu hiệu của tội phạm. Vậy cải tạo không giam giữ có thời hạn tối đa bao lâu? Sau đây Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp đến bạn đọc một số vấn đề liên quan đến hình phạt cải tạo không giam giữ.

Bạn đang xem: Thời hạn cải tạo không giam giữ tối đa bao lâu?

1. Cải tạo không giam giữ là gì?

Cải tạo không giam giữ là một trong những biện pháp xử lý hình sự khi người vi phạm có dấu hiệu của tội phạm, là 1 trong 7 hình phạt chính đối với người phạm tội được đưa ra tại Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017). Hình phạt này nặng hơn hình phạt tiền và hình phạt cảnh cáo. Hình phạt cải tạo không giam giữ không buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.

Như vậy, có thể thấy, hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng theo bộ luật quy định. Người đó phải có nơi làm việc, học tập hoặc nơi cư trú rõ ràng, cơ quan có thẩm quyền xét thấy không cần thiết phải cách ly người đó khỏi xã hội.

Đây cũng được coi là một hình thức khoan hồng, giảm nhẹ án của pháp luật. Bởi người phạm tội không bị cách ly khỏi xã hội, không phải cải tạo trong tù mà có thể tiếp tục sinh sống, làm việc, tạo giá trị để đền bù những tổn thất do bản thân gây ra.

Tuy nhiên, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ phải là những người không ngoan cố, sẵn sàng muốn hoàn lương. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ giám sát người chịu hình phạt cải tạo không giam giữ cần tích cực giáo dục họ sống và làm việc theo pháp luật, hiểu và tôn trọng pháp luật để tránh tái phạm trong tương lai.

Tìm hiểu thêm bài Cải tạo không giam giữ là gì? để biết thêm chi tiết.

2. Thời hạn cải tạo không giam giữ tối đa bao nhiêu năm?

Điều 36 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về cải tạo không giam giữ như sau:

  • Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng theo quy định, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng, cơ quan có thẩm quyền xét thấy không cần phải cách ly khỏi xã hội: 6 tháng đến 3 năm.
  • Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 1 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 3 ngày cải tạo không giam giữ.

Thời hạn cải tạo không giam giữ được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ giám sát người bị kết án, nhận được quyết định thi hành án và bản sao bản án. Tổng thời gian kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật thì trong vòng 20 ngày là thời điểm bắt đầu tính thời gian chấp hành án đối với người phải chấp hành án cải tạo không giam giữ.

3. Đang chấp hành cải tạo không giam giữ mà phạm tội mới thì sao?

Với câu hỏi này, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ đưa ra một tình huống cụ thể để bạn đọc dễ hình dung hơn.

Ví dụ trong một vụ việc cụ thể: Nguyễn Văn A đang chấp hành hình phạt 1 năm cải tạo không giam giữ về hành vi trộm cắp tài sản từ ngày 1/9/2020. Tuy nhiên, đến ngày 7/2/2021, A tiếp tục phạm tội rộm cắp tài sản và bị khởi tố. Tính đến thời điểm phạm tội mới, A chỉ mới chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ được 5 tháng 6 ngày.

Điều 56 Bộ luật hình sự 2015 quy định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án như sau:

“1. Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 55 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”

Theo quy định trên áp với trường hợp của Nguyễn Văn A, anh A đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới. Vậy Tòa án sẽ quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt cải tạo không giam giữ chưa chấp hành xong, rồi quyết định hình phạt chung theo Điều 55 của Bộ Luật hình sự 2015:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

Như vậy, tùy vào tòa tuyên án, Nguyễn Văn A sẽ phải chịu mức hình phạt ở 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp hình phạt với tội phạm mới vẫn là cải tạo không giam giữ thì thời gian cộng gộp với hình phạt cải tạo không giam giữ không vượt quá 3 năm.
  • Trường hợp Tòa tuyên anh A phải chịu hình phạt tù có thời hạn thì hình phạt cải tạo không giam giữ còn lại trước đó sẽ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ: 3 ngày cải tạo không giam giữ = 1 ngày tù. Thời gian anh A phải chịu hình phạt tù = thời gian chuyển đổi từ hình phạt cải tạo không giam giữ + thời gian hình phạt tù mới được tuyên.

4. Điều kiện giảm thời hạn cải tạo không giam giữ là gì?

Người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ nhưng có biểu hiện tốt, có ý thức phấn đấu hoàn lương thì có được giảm thời hạn cải tạo không? Điều kiện để giảm thời gian cải tạo không giam giữ là gì?

Căn cứ Điều 63 Bộ luật Hình sự quy định giảm mức hình phạt đã tuyên như sau:

1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.

2. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên.

Như vậy, điều kiện để được giảm thời hạn cải tạo không giam giữ gồm:

  • Người chấp hành hình phạt phải đảm bảo chấp hành được 1/3 thời gian cải tạo.
  • Người chấp hành hình phạt có biểu hiện tiến bộ, đã bồi thường một phần nghĩa vụ dân sự
  • Một người có thể được giảm án nhiều lần, nhưng phải đảm bảo đã chấp hành 1/2 thời gian hình phạt đã tuyên.

5. Khấu trừ thu nhập khi đang chấp hành án cải tạo không giam giữ là gì?

Trường hợp nào được miễn khấu trừ thu nhập khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ? Để trả lời nội dung này, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin đưa ra trường hợp cụ thể.

Ví dụ vụ việc cụ thể: Bị cáo Nguyễn Thị H bị xét xử vì tội đánh bạc và chịu hình phạt cải tạo không giam giữ. Trước khi phạm tội, Nguyễn Thị H là lao động tự do, thu nhập không ổn định, dao động từ 2.500.000 đồng/tháng đến 6.000.000 đồng/tháng. Thu nhập của H đã được cơ quan chính quyền địa phương nơi H cư trú xác nhận. Ngoài ra, H đang còn phải chăm sóc mẹ già mất sức lao động và không có thu nhập.

Căn cứ Khoản 3 Điều 36 Bộ Luật hình sự 2015 có viết:

3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

=> Có thể thấy, Bộ Luật hình sự 2015 quy định trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể miễn việc khấu trừ thu nhập và phải ghi rõ lý do trong bản án.

Ở trường hợp của Nguyễn Thị H: H là lao động tự do thu nhập không ổn định, hoàn cảnh khó khăn, có mẹ mất sức lao động cần chăm sóc. Do đó, Tòa án đã miễn khấu trừ thu nhập đối với H.

Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ ngành làm án (Tòa án, thi hành án dân sự), “trường hợp đặc biệt” quy định theo luật rất chung chung khó hiểu, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể “trường hợp đặc biệt” gồm những trường hợp nào, gây khó khăn cho Tòa án khi đưa ra quyết định có cho bị cáo được miễn khấu trừ thu nhập khi đang chấp hành án cải tạo không giam giữ hay không.

Theo quan điểm của người viết bài này, “trường hợp đặc biệt” được miễn khấu trừ thu nhập có thể ở trong các trường hợp sau: hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp, thu nhập không ổn định, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ là lao động chính hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng hoặc mắc bệnh cần dùng thuốc điều trị lâu dài…

Trên đây Trường Tiểu học Thủ Lệ đã giải đáp đến bạn đọc Thời hạn cải tạo không giam giữ tối đa bao lâu?

Để biết thêm thông tin về các câu hỏi liên quan đến hình phạt cải tạo không giam giữ, như Cải tạo không giam giữ có được đi làm không? Cải tạo không giam giữ có phải là tiền án không?… Mời bạn đọc tham khảo bài viết tại mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ

Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button