Hỏi Đáp

Bộ đội biên phòng có bao nhiêu quyền hạn?

Bộ đội biên phòng có bao nhiêu quyền hạn? Bộ đội biên phòng là lực lượng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam công tác tại các vùng biên giới của Tổ quốc. Bài viết dưới đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ cung cấp thông tin về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ đội biên phòng theo quy định hiện hành, mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Bộ đội biên phòng có bao nhiêu quyền hạn?

Bộ đội biên phòng có bao nhiêu quyền hạn?
Bộ đội biên phòng có bao nhiêu quyền hạn?

1. Biên phòng là gì? Bộ đội Biên phòng là ai?

Bộ đội Biên phòng Việt Nam (tên quốc tế là Vietnam Border Guard) là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, có vị trí như một quân chủng thực hiện chức năng quản lý bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển và các cửa khẩu theo quy định của pháp luật và là lực lượng trong các khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới.

Theo Điều 2 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 lực lượng Bộ đội Biên phòng bao gồm:

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng bao gồm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc biên chế của Bộ đội Biên phòng.

Bộ đội biên phòng cùng với các quân binh chủng khác được gọi là quân xanh (do ít quân hơn và trang phục khác nhau) để phân biệt với lực lượng bộ binh – quân đỏ – lực lượng đông đảo nhất trong quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Quyền hạn của bộ đội biên phòng

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì Bộ đội Biên phòng có 10 quyền hạn, cụ thể như sau:

1. Cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

3. Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định.

2. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu.

4. Kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

5. Đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

6. Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo quy định.

7. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

8. Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự theo quy định.

9. Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa; truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

10. Hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới, các nước khác và tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Nhiệm vụ của bộ đội biên phòng

Hình ảnh đẹp về Bộ đội biên phòng
Hình ảnh đẹp về Bộ đội biên phòng

Theo Điều 14 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 thì Bộ đội Biên phòng có 12 nhiệm vụ, cụ thể như sau:

1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng.

2. Tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng.

3. Thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về biên phòng.

4. Duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với phương thức, thủ đoạn hoạt động của thế lực thù địch, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

5. Kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý và kiểm soát qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng; giải quyết sự kiện biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

8. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược ở khu vực biên giới.

9. Tham mưu, làm nòng cốt trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới; tham gia xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự.

10. Tiếp nhận, sử dụng nhân lực, phương tiện dân sự để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

11. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới gắn với xây dựng, củng cố quốc phòng, an ninh.

12. Tham gia phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

Bộ đội biên phòng được cho là một trong những đạo quân thực hiện nhiệm vụ cực kì nguy hiểm, yêu cầu cao về năng lực nghiệp vụ vì các chiến sĩ biên phòng không chỉ cần có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải có sự hiểu biết về các thông lệ quốc tế, thông minh, nhanh trí, quyết đoán. Bởi họ là lực lượng bảo vệ biên giới tổ quốc, những nơi giao thoa của văn hóa trong nước và các nước láng giềng.

Thực tế, biên giới là nơi thường xuyên xảy ra tranh chấp, xung đột văn hóa giữa các tộc người, người dân – đặc biệt là một bộ phận lớn người dân tộc thường hay bị các lực lượng phản động mua chuộc lợi dụng, kích động hòng chia rẽ nội bộ nước ta; đồng thời tội phạm nơi đây cũng rất manh động, bởi chúng bắt buộc phải thực hiện các hoạt động buôn lậu về người, ma túy, các chất cấm… qua con đường biên giới. Công tác khó khăn là vậy nhưng các chiến sĩ bộ đội biên phòng vẫn luôn hòa thành xuất sắc nhiệm vụ được nhà nước và cấp trên giao phó.

Thành lập ngày 03 tháng 3 năm 1959, sau hơn nửa thế kỷ xây dựng, trưởng thành và không ngừng phấn đấu, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ biên phòng đã lập nên nhiều chiến công và thành tích vẻ vang. Toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng đã được tặng huân chương Sao Vàng và hai lần được tuyên dương đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

4. Luật biên phòng 2022

Luật biên phòng 2022 chính là Luật Biên phòng Việt Nam 2020 được Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11/11/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 và thay thế Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng 1997.

5. Tổ chức Bộ đội biên phòng

Bộ đội Biên phòng được tổ chức, chỉ huy thống nhất từ Bộ Tư lệnh đến các đơn vị cơ sở gồm có:

  • Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có: Tư lệnh và các Phó Tư lệnh, Chính uỷ và Phó Chính uỷ, các cơ quan đảm nhiệm các mặt công tác quân sự; công tác đảng, công tác chính trị; kỹ thuật; hậu cần, Cục Phòng chống ma tuý và các đơn vị trực thuộc.
  • Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh (thành phố).
  • Hải đoàn Biên phòng và các đồn biên phòng, hải đội biên phòng.

Bộ đội biên phòng được xây dựng ngày càng vững mạnh, giỏi về nghiệp vụ biên phòng, dân vận, nắm vững pháp luật của Việt Nam cũng như pháp luật và các thông lệ quốc tế, được trang bị các phương tiện nghiệp vụ biên phòng cùng vũ khí chiến đấu ngày càng hiện đại để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trên đây là quy định về quyền hạn, nhiệm vụ hiện hành của Bộ đội biên phòng đã được Trường Tiểu học Thủ Lệ tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Mời các bạn tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button