Hỏi Đáp

Bỏ chạy khi cảnh sát giao thông dừng xe, bị xử lý thế nào?

Có nhiều trường hợp vi phạm giao thông nhưng khi bị cảnh sát yêu cầu dừng xe thì lại bỏ chạy. Bỏ chạy khi cảnh sát giao thông (CSGT) dừng xe, bị xử lý thế nào?

Bạn đang xem: Bỏ chạy khi cảnh sát giao thông dừng xe, bị xử lý thế nào?

Contents

1. Làm gì khi bị cảnh sát giao thông dừng xe?

Theo quy định tại điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008, Người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Trong đó, hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định tại điều 10 luật này, bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn

=> Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông tức CSGT

=> Khi bị CSGT dừng xe, người điều khiển phương tiện phải hợp tác, dừng xe theo yêu cầu.

Bỏ chạy khi có hiệu lệnh dừng xe của CSGT sẽ bị xử phạt

2. Bỏ chạy khi cảnh sát giao thông dừng xe, bị xử lý thế nào?

Bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe là hành vi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người điều khiển giao thông.

Theo quy định tại điều 5,6,7,8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức xử phạt đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông như sau:

Loại xe Phạt tiền Hình phạt bổ sung
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe:

  • 1-3 tháng
  • 2-4 tháng nếu gây tai nạn
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Máy kéo, xe máy chuyên dùng 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng):

  • 1-3 tháng
  • 2-4 tháng nếu gây tai nạn
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Không

Đi bộ 60.000 đồng đến 100.000 đồng

Không

Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo 100.000 đồng đến 200.000 đồng

Không

3. CSGT có được tự ý dừng xe?

CSGT được yêu cầu dừng xe kiểm tra trong những trường hợp nào?

CSGT được yêu cầu dừng xe trong các trường hợp sau theo quy định tại điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA:

  • Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin liên quan đến vấn đề Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt?
  • Chậm nộp phạt vi phạm giao thông bị xử lý thế nào?
  • Lái xe bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông phạt ra sao?
  • Sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông 2021 phạt bao nhiêu?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button