Hỏi Đáp

Bị CSGT giữ bằng lái, có được làm thủ tục cấp lại hay không?

Có rất nhiều trường hợp khi bị CSGT giữ bằng lái nhưng vì lí do nào đó mà không tới làm thủ tục lấy lại GPLX. Vậy câu hỏi là nếu quá hạn, thì người tham gia giao thông có lấy lại được không, hay thi lại được không? Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết để nắm rõ hơn về vấn đề này.

Bạn đang xem: Bị CSGT giữ bằng lái, có được làm thủ tục cấp lại hay không?

Thủ tục đổi giấy phép lái xe

Thông tư 58/2020/TT-BCA cấp, thu hồi, đăng ký biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Thông tư 65/2020/TT-BCA về nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra của CSGT

1. Bị CSGT giữ bằng lái, có được làm thủ tục cấp lại hay không?

Về nguyên tắc, nếu không nộp phạt theo quy định mà làm hồ sơ thi lại bằng lái xe mới, khi nộp hồ sơ thi lại, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của bằng lái xem có mất thật hay không và kiểm tra các dữ liệu liên quan.

Khi phát hiện GPLX cũ bị CSGT tạm giữ để xử lý lỗi vi phạm giao thông, việc cố tình khai báo mất hoặc có hành vi gian dối khác sẽ bị thu hồi GPLX và hồ sơ gốc, thậm chí có thể bị thu GPLX vĩnh viễn.

Mức xử phạt đối với hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng và bị tịch thu các giấy tờ, tài liệu giả mạo đối với cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được học, kiểm tra, sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (theo Điểm g, khoản 3, Điều 37 Nghị định 100 quy định về xử phạt hành vi vi phạm đào tạo và sát hạch lái xe).

Lưu ý, GPLX được cấp lại mặc dù có chung số với GPLX cũ nhưng số phôi hoàn toàn khác. Trong cơ sở dữ liệu của CSGT chỉ lưu lại số phôi của GPLX được cấp lần cuối cùng nên nếu sử dụng GPLX báo mất sẽ không khó để lực lượng chức năng phát hiện và xử lý theo quy định.

Cũng theo khoản 2, Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về việc cấp lại giấy phép lái xe ghi rõ, người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe.

Ngoài ra, trong thời hạn bị CSGT tạm giữ GPLX, người vi phạm vẫn được điều khiển phương tiện, việc tạm giữ GPLX không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép mà chỉ đảm bảo nộp phạt đúng hạn.

Nếu quá thời hạn đến giải quyết vụ việc mà người vi phạm chưa đến để giải quyết vụ việc và vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị áp dụng xử phạt về lỗi không có giấy tờ xe.

Còn trường hợp bị tước GPLX thì người vi phạm không được phép tham gia giao thông.

CSGT giữ bằng lái, có làm thủ tục cấp lại được hay không?

2. Các trường hợp được phép làm lại giấy tờ xe

Hỏi: GPLX máy của tôi bị giữ vào tháng 6/2014 vì lỗi vi phạm tốc độ (chạy 50 km/h), đến nay chưa nộp phạt và lấy ra vì một số lý do.

Xin hỏi bây giờ tôi muốn làm bằng lái xe loại PET mới thì cần làm những thủ tục gì, trình tự như thế nào, xin được hướng dẫn.

Trả lời:

Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ban hành ngày 20/10/2015 quy định đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới quy định về cấp lại giấy phép lái xe như sau:

1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng

Quá từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kề từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe; Quá từ 01 năm trở lên, kể từ ngày hết hạn, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

2. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh trực tiếp và phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.

3. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, được xét cấp lại giấy phép lái xe.

Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh trực tiếp và phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đối chiếu.

4. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, còn hồ sơ gốc, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

5. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

6. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, quá thời hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, còn hồ sơ gốc hoặc không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

7. Người có giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ nhất, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải sát hạch lại lý thuyết để cấp lại giấy phép lái xe;

8. Người có giấy phép lái xe bị mất từ lần thứ ba trở lên trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp lại cho giấy phép lái xe bị mất lần thứ hai, nếu có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, khi tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ theo quy định, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

9. Người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, sau thời hạn 01 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không thời hạn, nếu có nhu cầu, được dự học lại pháp luật giao thông đường bộ, đạo đức người lái xe, được kiểm tra và có chứng nhận của cơ sở đào tạo lái xe đã hoàn thành nội dung học và nộp đủ hồ sơ theo quy định thì được dự sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành để cấp lại giấy phép lái xe.

Theo đó, ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe cấp lại (phục hồi), được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới. Khi cấp lại giấy phép lái xe, cơ quan quản lý cấp giấy phép lái xe phải cắt góc giấy phép lái xe cũ (nếu có).

Người dự sát hạch lại có nhu cầu ôn tập, đăng ký với các cơ sở đào tạo lái xe để được hướng dẫn ôn tập, phải nộp phí ôn tập theo quy định của Bộ Tài chính, không phải học lại theo chương trình đào tạo. Người có giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng, nhưng không còn hồ sơ gốc, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, nếu có nhu cầu được lập lại hồ sơ gốc.

Theo đó, trường hợp bị công an tịch thu giấy phép lái xe khi vi phạm giao thông đường bộ không thuộc trường hợp được cấp lại giấy phép, do đó người điều khiển phương tiện không thể làm hồ sơ để xin cấp lại giấy phép mặc dù còn hồ sơ gốc.

Cần lưu ý là khi cơ quan công an thu giấy phép lái xe, việc tịch thu sẽ được lưu trữ chi tiết trong biên bản và hồ sơ. Trường hợp này người điều khiển phương tiện nên thu xếp thời gian và công việc để đến nơi thu giữ giấy phép để nhận lại.

Như vậy với trường hợp trên muốn làm bằng lái xe loại PET mới phải đến nơi thu giữ giấy phép để nhận lại và nộp phạt theo đúng quy định sau đó mới làm thủ tục đổi giấy phép lái xe vật liệu PET.

3. Hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe vật liệu PET

Theo quy định mới của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định: Người lái xe lập 1 bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ VN hoặc Sở GTVT, gồm:

  • Đơn đề nghị đổi, cấp lại GPLX (theo mẫu).
  • Giấy chứng nhận sức khỏe do BVĐK cấp Quận, huyện trở lên cấp (trong vòng 3 tháng).
  • Bản sao (photo) giấy phép lái xe (cũ), CMND.
  • 2 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm.
  • Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX.
  • Khi đến đổi GPLX, người lái xe xuất trình GPLX (cũ), giấy CMND hoặc hộ chiếu để đối chiếu.
  • Lệ phí cấp đổi GPLX theo mẫu mới là 135.000 đồng/giấy phép.
  • Lệ phí khám sức khỏe: 20.000 – 40.000 đồng/người

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button