Hỏi Đáp

Bên cạnh quy phạm pháp luật nhà nước còn sử dụng những quy phạm nào để quản lý xã hội?

Nâng cấp gói PRO để trải nghiệm KHÔNG quảng cáo, tải toàn bộ file cực nhanh chỉ từ 79.000đ
Mua ngay

Bên cạnh quy phạm pháp luật nhà nước còn sử dụng những quy phạm nào để quản lý xã hội? Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, đây là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý xã hội một cách nghiêm minh và chặt chẽ. Mọi công dân trong một nước đều cần phải tuân theo những quy định pháp luật mà nhà nước đã đặt ra. Vậy ngoài pháp luật thì nhà nước còn quản lý xã hội bằng gì? Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Bên cạnh quy phạm pháp luật nhà nước còn sử dụng những quy phạm nào để quản lý xã hội?

Bên cạnh quy phạm pháp luật nhà nước còn sử dụng những quy phạm nào để quản lý xã hội?
Bên cạnh quy phạm pháp luật nhà nước còn sử dụng những quy phạm nào để quản lý xã hội?

Contents

1. Bên cạnh quy phạm pháp luật nhà nước còn sử dụng những quy phạm nào để quản lý xã hội?

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật mà thực tế pháp luật được xây dựng từ những quy phạm đã tồn tại từ lâu trong đời sống con người như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm của các tổ chức và quy phạm tôn giáo.

Những quy phạm được hình thành từ lâu này đã góp phần xây dựng nên quy phạm pháp luật, hệ thống pháp luật được nhà nước sử dụng để quản lý mọi công tác trong xã hội. Tuy nhiên hiện nay hệ thống pháp luật chưa thật sự hoàn chỉnh và bao quát mọi tình huống trong xã hội. Vì thế nên ngoài quy phạm pháp luật thì nhà nước còn cần sử dụng các quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán,… để quản lý xã hội.

2. Tại sao cần sử dụng quy phạm khác quy phạm pháp luật để quản lý xã hội?

Những lý do cần sử dụng những quy phạm pháp để quản lý xã hội, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đã được nêu ở mục phía trên. Và cụ thể là:

Do hệ thống pháp luật hiện chưa hoàn chỉnh để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, các vấn đề phát sinh trong xã hội. Khi ấy thì nhà nước sẽ dựa vào tính chất đạo đức để kết hợp quản lý xã hội thật đúng đắn và chuẩn mực.

Ví dụ như trong những vụ việc có tính chất dân sự như vụ việc bạo hành gia đình, đây là mối quan hệ có tính chất gắn kết và huyết thống với nhau, nên thường những người bị bạo hành có xu hướng để các bên tự giải quyết một cách êm đẹp tránh sự can thiệp của pháp luật. Khi ấy thì quy phạm đạo đức, truyền thống của xã hội được phát huy, mọi vấn đề sẽ được giải quyết tình nghĩa và nhân văn.

Hoặc những vụ án hình sự được điều tra kỹ càng và thấy được nguyên nhân để người vi phạm làm điều đó là vì tình người, hoặc vì hoàn cảnh bắt buộc như vụ việc người con buộc phải ngừng ống thở của người cha, mẹ do thật sự không còn điều kiện chữa trị và theo ý nguyện của cha, mẹ. Với tình huống như vậy, nếu xét về mặt pháp lý thì người con vi phạm pháp luật nhưng xét về mặt đạo đức và tình người thì người chết mong muốn được ra đi nhẹ nhàng và nhanh chóng, người thân cũng đau lòng khi thấy cha, mẹ mình chịu đau đớn như vậy. Nên người con có thể sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về Bên cạnh quy phạm pháp luật nhà nước còn sử dụng những quy phạm nào để quản lý xã hội? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

    Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button