Hỏi Đáp

Bạo lực gia đình là gì?

Bạo lực gia đình là gì? Mức xử phạt hành vi bạo lực gia đình? Trong bài viết dưới đây Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ phân tích cho bạn hiểu về những quy định của pháp luật về bạo lực gia đình.

Bạn đang xem: Bạo lực gia đình là gì?

1. Bạo lực gia đình là gì?

Theo khoản 2 điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về bạo lực gia đình như sau:

2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Như vậy bạo lực gia đình là hành vi tác động vật lý của người trong gia đình lên một người khác trong gia đình gây tổn hại về tinh thần, sức khoẻ và kinh tế của người đó. Bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra với người phụ nữ và trẻ nhỏ trong gia đình vì người cha nóng giận, say xỉn, cãi vã gây nên.

2. Hành vi nào là bạo lực gia đình?

Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi được quy là bạo hành gia đình như sau:

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Như quy định cụ thể trên thì bạo hành gia đình không chỉ là hành vi đánh đập một người mà còn là những hành vi xâm hại đến tài sản; lăng mạ; gây áp lực tâm lý; ngăn cản người khác thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ gia đình; cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép về vấn đề kết hôn, ly hôn; ép lao động quá sức. Và hơn nữa những xâm hại này không chỉ quy định trong một gia đình và còn áp dụng cho cả thành viên của gia đình vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ chưa kết hôn nhưng chung sống như vợ chồng.

3. Mức xử phạt hành vi bạo lực gia đình

Các hành vi bạo lực gia đình nêu trên sẽ tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà cơ quan nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Mức xử phạt tiền từ 5.000.000 đến 30.000.000 đồng và còn kèm theo các biện pháp khắc phục hậu quả như bồi hoàn, xin lỗi, thu hồi giấy tờ phạm tội, thanh toán chi phí viện phí,… Cụ thể mức phạt được quy định tại điều 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP mời các bạn tham khảo tại đây.

Bên cạnh đó việc bạo hành gia đình ở mức nghiêm trọng có thể bị buộc vào tội phạm hình sự theo điều 181, điều 184, điều 185 Bộ luật hình sự 2015 về các tội liên quan đến cưỡng ép, cản trở kết hôn, ly hôn tự nguyện; tội về loạn luân, tội về ngược đãi các thành viên trong gia đình. Các tội này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.

Như vậy hành vi bạo lực gia đình có thể bị phạt hành chính và phạt tù tuỳ vào mức độ vi phạm của người vi phạm. Hơn nữa các hình thức khắc phục khác nhằm giúp đỡ nạn nhân được bù đắp những tổn thương về thể chất, tinh thần, tài sản mà người vi phạm gây ra.

4. Tố cáo bạo hành gia đình ở đâu?

Theo quy định tại khoản điều 18 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 về việc phát hiện báo tin về bạo lực gia đình:

1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.

Việc phát hiện được bạo lực gia đình thì người phát hiện cần báo tin cho cơ quan công an gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra sự việc.

Nếu bạn là nhân viên y tế phát hiện sự việc thì cần thực hiện theo khoản 3 điều 23 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định:

3. Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất

Nếu bạn là nhân viên tư vấn thì phải thực hiện theo khoản 4 điều 29 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007:

4. Nhân viên tư vấn phải có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm yêu cầu về chuyên môn theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực tư vấn. Trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

Như vậy khi phát hiện bạo lực gia đình thì bạn cần thông báo đến cơ quan công an gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư; với nhân viên ý tế thì báo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất; với nhân viên tư vấn thì báo với người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất. 

Bạo hành gia đình vẫn luôn âm thầm diễn ra trong các gia đình hiện nay, nhưng chúng ta nên hiểu rằng bạo lực gia đình là sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần của nạn nhân và con cái trong gia đình và ảnh hưởng cả thế hệ mai sau. Vậy nên cần bình tĩnh giải quyết những mâu thuẫn gia đình một cách nhẹ nhàng để có một gia đình hạnh phúc là nền móng phát triển xã hội.

Trên đây là bài viết của Hoa tiêu về câu hỏi “Bạo lực gia đình là gì?” giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các hành vi bạo lực và mức xử phạt khi vi phạm. Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích tại mục Hỏi đáp pháp luật sau đây:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button