Hỏi Đáp

Xử lý đảng viên bị khởi tố

Đảng viên phải gương mẫu trong các hoạt động phong trào. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều đảng viên vi phạm pháp luật. Vậy nếu Đảng viên bị khởi tố thì bị xử lý thế nào? Bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp cho bạn.

Bạn đang xem: Xử lý đảng viên bị khởi tố

1. Xử lý đảng viên bị khởi tố

Theo quy định tại điểm 1.2 Khoản 1 Điều 40 Quy định số 30-QĐ/TW thì Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam, nếu tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận rõ đảng viên có vi phạm đến mức phải xử lý thì chủ động xem xét, xử lý kỷ luật đảng, không nhất thiết chờ kết luận hoặc tuyên án của tòa án, không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi có bản án hoặc quyết định của tòa án, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó.

Căn cứ theo quy định tại điểm 4.1, Khoản 4, Điều 40 Quy định số 30-QĐ/TW về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng quy định như sau:

4- Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng phải được cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương

4.1- Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng nhằm ngăn chặn hành vi gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận của tổ chức đảng có thẩm quyền hoặc hành vi làm cho vi phạm trở nên nghiêm trọng hơn.

– Đảng viên (kể cả cấp ủy viên) có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng.

Như vậy, pháp luật quy định không phải chờ kết luận hoặc tuyên án của tòa án, không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật mà đảng viên bị khởi tố sẽ bị đình chỉ sinh hoạt đảng. Sau khi có kết luận hoặc quyết định của Tòa án thì tổ chức Đảng có thẩm quyền có thể căn nhắc, xem xét lại hình thức kỷ luật đó.

2. Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng viên

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 3 Hướng dẫn 04/HD-UBKTTW 2018 hướng dẫn Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 :

Điều 3. Thời hiệu xử lý kỷ luật

Thời hiệu xử lý kỷ luật về Đảng là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì đảng viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.

Đảng viên vi phạm ở bất cứ thời điểm nào đều phải được tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra, làm rõ, kết luận và biểu quyết hình thức kỷ luật cụ thể. Sau đó căn cứ vào kết quả biểu quyết và đối chiếu với quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật để quyết định thi hành hoặc không thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm.

Ví dụ: Đảng viên A có vi phạm cách thời điểm xem xét kỷ luật là trên 10 năm. Tổ chức đảng có thẩm quyền sau khi xem xét nội dung, tính chất, mức độ vi phạm, biểu quyết quyết định kỷ luật với kết quả là cảnh cáo. Đối chiếu với quy định về thời hiệu kỷ luật thì tại thời điểm quyết định kỷ luật đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật nên đảng viên đó không bị thi hành kỷ luật về Đảng. Trường hợp kết quả biểu quyết ở hình thức khai trừ, đối chiếu với quy định về thời hiệu, đảng viên đó bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Ngoài ra theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Hướng dẫn này cũng có quy định như sau:

Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điểm a Khoản này, đảng viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.

Ví dụ: Đảng viên A có vi phạm vào ngày 02/5/2018 và còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật, đến ngày 08/9/2020 lại có vi phạm mới thì thời hiệu đối với vi phạm cũ được tính lại từ ngày 08/9/2020. Tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét từng nội dung vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật.

Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm đến thời điểm tổ chức đảng có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra, xem xét kỷ luật đảng viên; trường hợp vi phạm xảy ra liên tục kéo dài thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Ví dụ: Đảng viên A có hành vi vi phạm liên tục kéo dài trong thời gian 3 năm (từ ngày 01/10/2017 đến ngày 01/10/2017), đến nay mới bị phát hiện hành vi vi phạm trong thời gian đó, thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi phạm ngày 01/10/2020 đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định kiểm tra, xem xét kỷ luật.

Không tính lại thời hiệu đối với đảng viên đã bị thi hành kỷ luật nhưng sau đó, tổ chức đảng cấp trên quyết định lại (chuẩn y, tăng hoặc giảm) hình thức kỷ luật đối với đảng viên đó.

Ví dụ: Đảng viên A bị kỷ luật khiển trách, đảng viên đó khiếu nại lên các tổ chức đảng cấp trên; tổ chức đảng giải quyết khiếu nại cuối cùng quyết định chuẩn y hình thức kỷ luật khiển trách đối với đảng viên đó (thời gian từ khi có hành vi vi phạm đến khi có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng là trên 5 năm), vì không tính lại thời hiệu nên đảng viên đó vẫn phải chấp hành quyết định kỷ luật của tổ chức đảng cấp trên.

Xử lý đảng viên bị khởi tố 2021

3. Hồ sơ xử lý kỷ luật đảng viên

  • Bản tự kiểm điểm của đảng viên;
  • Biên bản kiểm phiếu (2 biên bản);
  • Phiếu biểu quyết ( 2 loại phiếu);
  • Biên bản họp xét kỷ luật của chi bộ;
  • Quyết định kỷ luật.

4. Đảng viên bị khởi tố có được dự đại hội không?

Trường hợp không triệu tập dự đại hội đại biểu đảng bộ cơ sở bao gồm những trường hợp quy định tại Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2014 như sau:

  • Những đảng viên ở đại hội đảng viên; những cấp ủy viên và những đại biểu ở đại hội đại biểu trước thời điểm khai mạc đại hội bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, bị khởi tố, bị truy tố, tạm giam; những đại biểu được bầu nhưng không đúng nguyên tắc, thủ tục bầu cử.
  • Những cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội đã có thông báo hoặc quyết định nghỉ hưu hoặc chuyển công tác ra ngoài đảng bộ trước thời điểm khai mạc đại hội.

Do vậy, đảng viên bị khởi tố không được tham dự đại hội.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Phiếu nhận xét đảng viên, Nhiệm vụ và quyền hạn của đảng viên từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button