Hỏi Đáp

Bán chui cổ phiếu là gì? Mức xử phạt bán chui cổ phiếu?

Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đang đưa tin về một cá nhân có hành vi bán chui cổ phiếu mà không báo cáo và công bố thông tin. Vậy bán chui cổ phiếu là gì? Hành vi bán chui cổ phiểu có bị xử phạt không và mức phạt cụ thể như thế nào?

Bạn đang xem: Bán chui cổ phiếu là gì? Mức xử phạt bán chui cổ phiếu?

  • Chính thức giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% trong năm 2022

Hành vi bán chui cổ phiểu là một hành vi trục lợi bằng cách bán cổ phiếu mà không báo cáo hay công bố thông tin, làm ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán.

1. Thế nào là bán chui cổ phiếu?

Trước tiên, pháp luật Việt Nam hiện tại không có khái niệm nào gọi là “bán chui cổ phiếu”. Đó là ngôn ngữ nói hằng ngày thể hiện việc cổ đông sáng lập và người có liên quan mua, bán cổ phiếu mà không đăng ký giao dịch trước tối thiểu 03 ngày làm việc theo quy định của Thông tư 96/2020/TT-BTC.

Cụ thể tại Khoản 1 Điều 32 và Khoản 7 Điều 33 của Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định:

Tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày thực hiện giao dịch, cổ đông sáng lập nắm giữ cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định pháp luật về doanh nghiệp phải gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán (đối với cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch), Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công ty đại chúng và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán về việc thực hiện giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, người thực hiện chuyển nhượng phải gửi bổ sung nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chuyển nhượng nêu trên.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được báo cáo liên quan đến sự thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông sáng lập theo quy định tại Điều này, công ty đại chúng, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty.

Quy định đã có, những ai thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định mà vi phạm thì sẽ bị xử phạt. Ở đây chỉ là phạt vi xử phạt hành chính, không truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này.

2. Mức xử phạt hành vi bán chui cổ phiếu

Cụ thể, Điều 33 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 27 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP phạt tiền hành vi không báo cáo về việc dự kiến giao dịch theo giá trị cổ phiếu giao dịch thực tế tính theo mệnh giá như sau:

STT

Giá trị của giao dịch

Mức phạt tiền

1

Từ 50 – dưới 200 triệu đồng

05 – 10 triệu đồng

2

Từ 200 – dưới 400 triệu đồng

10 – 20 triệu đồng

3

Từ 400 – dưới 600 triệu đồng

20 – 40 triệu đồng

4

Từ 600 – dưới 01 tỷ đồng

40 – 60 triệu đồng

5

Từ 01 – dưới 03 tỷ đồng

60 – 100 triệu đồng

6

Từ 03 – dưới 05 tỷ đồng

100 – 150 triệu đồng

7

Từ 05 – dưới 10 tỷ đồng

150 – 250 triệu đồng

8

Từ 10 tỷ đồng trở lên

3 – 5% giá trị chứng khoán giao dịch thực tế

Nếu hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao hơn mức phạt tối đa thì bị phạt mức tối đa 10 lần khoản thu trái pháp luật (tổ chức) và 05 lần khoản thu trái pháp luật (cá nhân). Nếu không có khoản thu trái luật thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán là 03 tỷ đồng với tổ chức và 1,5 tỷ đồng với cá nhân.

Như vậy, căn cứ vào giá trị của giao dịch mua bán cổ phiếu trái luật nêu trên, người vi phạm có thể bị phạt đến 1,5 tỷ đồng nếu là cá nhân và đến 03 tỷ đồng nếu là tổ chức.

Đáng nói thêm, việc thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu chui sẽ có rất nhiều rủi ro với:

– Nhà đầu tư nhỏ lẻ bởi thường những cổ phiếu này là thuộc dạng đầu cơ, lướt sóng…

– Các công ty chứng khoán cho vay margin các cổ phiếu này bởi sau khi bị công bố mức phạt, có thể thấy giá trị của các loại cổ phiếu này thường có xu hướng giảm mạnh. Do đó, các công ty chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button