Tổng hợp

Bài thơ Cảnh Ngày Hè (Nguyễn Trãi) – Bức tranh ngày hè rực rỡ

bài thơ cảnh ngày hè

Bạn đang xem: Bài thơ Cảnh Ngày Hè (Nguyễn Trãi) – Bức tranh ngày hè rực rỡ

Bài thơ Cảnh Ngày Hè của tác giả Nguyễn Trãi là một trong những bài thơ hay được nhiều độc giả yêu thích. Bài thơ là bức tranh miêu tả về cảnh ngày hè và sự miêu tả tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Hãy cùng nhau theo dõi ngay bây giờ nhé!

Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Nguồn: Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976

Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn hóa Việt Nam, là một trong những danh nhân văn hoá thế giới. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị lớn. Bài thơ Cảnh ngày hè là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Bài thơ đã thể hiện tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ.

bài thơ cảnh ngày hè

Bài thơ Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi, là bài thơ số 43 nằm trong số 61 bài thơ của mục Bảo kính cảnh giới (thuộc phần Vô đề của tập thơ Quốc âm thi tập).

Bài thơ Cảnh ngày hè được chia thành 2 phần:

Phần 1 gồm 6 câu thơ đầu: Bức tranh cảnh ngày hè

Phần 2 gồm 2 câu thơ còn lại: Tấm lòng và mong ước của nhà thơ.

Mở đầu, bài thơ Cảnh Ngày Hè là sự xuất hiện những hình ảnh về thiên nhiên vô cùng rực rỡ.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Câu thơ đầu mở đầu với từ “rồi”, phải chăng đây chính là sự diễn tả tâm trạng bất đắc dĩ của nha thơ Nguyễn Trãi. Câu thơ đầu chỉ vỏn vẹn sáu từ nhưng miêu tả khó rõ nét về thời gian, hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ. Điều này thể hiện tài năng, lối phá cách trong thơ Nguyễn Trãi đầy sáng tạo. Lại thêm sự mới lạ với cách ngắt nhịp: một, hai, ba kết hợp với thanh bằng ở cuối câu làm câu thơ nghe như tiếng thở dài nhưng lại không giống lời than thở.

Bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Trãi, nổi bật với hình ảnh một con người ngồi đó vô cũng thảnh thơi và tao nhã. Phải chăng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào ông cũng vẫn hoà mình cùng thiên nhiên, bức tranh thiên nhiên đã hiện ra trước mắt ông thật rực rỡ.

Tiếp 3 câu thơ sau là sự miêu tả một bức tranh thiên nhiên vô cùng sống động và đầy màu sắc. Đó là màu xanh của cây hoè, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả những hương vị ấy tạo thành một bức tranh cảnh vật đặc trưng của mùa hè.

“Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Nhà thơ sử dụng tính từ “đùn đùn” “kết hợp với động từ mạnh “giương” vô cùng thành công trong việc diễn tả sự sum xuê, nảy nở của cây hoa hòe, làm cho bức tranh thiên nhiên thêm hút mắt hơn. Bức tranh thiên nhiên ngày hè không những được nhà thơ cảm nhận bằng thị giác mà còn có sự cảm nhận của thính giác và khứu giác. Với cách sử dụng nhịp thơ 3/4 kết hợp với động từ mạnh” phun “làm cảnh vật dường như nổi bật hơn nhưng lại không chói chang, khó chịu vô cùng mát dịu và tinh tế.
Khung cảnh thiên nhiên được nhà thơ miêu tả vào thời gian cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống.

“Lao xao chợ cá làng ngư
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”

Hai câu thơ tiếp sử dụng từ láy “lao xao” và “dắng dỏi” kết hợp với nhau tạo nên những âm thanh của làng chài quen thuộc. Hai câu thơ cho ta thấy rằng nhà thơ cảm nhận cuộc sống, cảnh vật thiên nhiên với một tâm hồn vô cùng rộng mở của một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Thiên nhiên, cảnh vật ở vào thời điểm cuối ngày nhưng sự sống thì không dừng lại. Cũng như Nguyễn Trãi, mặc dù đã lui về ở ẩn nhưng lòng ông lúc nào cũng có một tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước tha thiết.

“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

Hai câu cuối của bài thơ được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ của mình, qua đó giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Ngyễn Trãi.

Câu thơ cuối sáu chữ ngắn gọn, nhịp 3/3 thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả bài – tác giả khát khao đem tài trí thực hành tư tưởng yêu nước, thương dân, và đó cũng chính là tưởng chủ đạo của bài thơ.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã chia sẻ đến các bạn bài thơ Cảnh Ngày Hè đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Trãi. Qua bài thơ cho ta thấy rằng, nhà thơ cảm nhận cảnh đẹp ngày hè của quê hương đất nước vô cùng ung dung, thư thái. Nhưng ẩn chứa bên trong là một lòng thương dân, lo cho dân, cho nước. Với tấm lòng hết mình vì nhân dân, vì đất nước nhà thơ Nguyễn Trãi được người đời kính trọng, là bậc tài nhân của đất nước Việt Nam. Cảm ơn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi! 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button