Bài tập Tết Tiểu học 2022 – Đầy đủ 5 lớp 1, 2, 3, 4, 5
Bài tập Tết Tiểu học 2022 – Đầy đủ 5 lớp 1, 2, 3, 4, 5 có đáp án kèm theo, giúp thầy cô và các bậc phụ huynh tham khảo và tải về để các em học sinh rèn luyện các kiến thức, tránh quên bài sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán kéo dài này. Bài tập được thiết kế phù hợp với kiến thức và năng lực của học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5 với đầy đủ các dạng bài tập để các em ôn luyện kiến thức một cách dễ dàng hơn, chuẩn bị tốt cho các giờ học sau dịp Tết này.
Bạn đang xem: Bài tập Tết Tiểu học 2022 – Đầy đủ 5 lớp 1, 2, 3, 4, 5
Contents
I. Bài tập Tết lớp 5 năm 2022
1. Bài tập Tết lớp 5 môn Tiếng Việt
Bài 1. Xác định các quan hệ từ nối các vế câu ghép và mối quan hệ mà chúng biểu thị trong các ví dụ sau:
Câu |
Quan hệ từ |
Mối quan hệ được biểu thị |
1. Vì trời mưa nên hôm nay chúng em không đi lao động được. |
………………………. |
………………………. |
2. Nếu ngày mai trời không mưa thì chúng em sẽ đi cắm trại. |
………………………. |
………………………. |
3. Chẳng những gió to mà mưa cũng rất dữ. |
………………………. |
………………………. |
4. Bạn Hoa không chỉ học giỏi mà bạn còn rất chăm làm. |
………………………. |
………………………. |
5. Tuy Hân giàu có nhưng hắn rất tằn tiện. |
………………………. |
………………………. |
Bài 2. Xác định chủ ngữ(CN), vị ngữ (VN) và trạng ngữ (TN) nếu có trong các câu trên.
Bài 3. Mỗi câu sau đây là câu đơn hay câu ghép? Phân tích cấu tạo các câu đó?
a. Gió càng to, con thuyền càng lướt nhanh trên mặt biển.
b. Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó có kết quả cao trong học tập.
c. Mặc dù nhà nó xa nhưng nó không bao giờ đi học muộn.
d. Mây tan và mưa lại tạnh .
đ. Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ. .
Bài 4. Xác định chủ ngữ – vị ngữ trong câu
a, Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
b, Hoa loa kèn mở rộng cánh, rung rinh dưới nước.
c, Buổi sáng, núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù.
Bài 5. Điền quan hệ từ hoặc dấu câu thích hợp vào mỗi chỗ chấm:
a) …………nó hát hay ………..nó còn vẽ giỏi .
b) Hoa cúc ………..đẹp …………nó còn là một vị thuốc đông y .
c) Bọn thực dân Pháp …………….. không đáp ứng ……….. chúng còn thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước.
d) ……… nhà An nghèo quá ….. nó phải bỏ học.
e) ……….. nhà An nghèo …….. nó vẫn cố gắng học giỏi.
g) An bị ốm …. nó rãi nắng cả ngày hôm qua.
h) ………. An không rãi nắng….. nó đã không bị ốm.
Bài 6. Chép lại các câu ghép có trong đoạn văn sau vào vở luyện Tiếng Việt rồi phân tích những câu đó:
Chiều nay, đi học về, Thương cùng cácbạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ cây gầy nhẳng trơ ra. Cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cất ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những cái lá ụp xuống, ủ ê.
Bài 7. Đặt 2 câu ghép:
a. Có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
b. Có mối quan hệ giả thuyết – kết quả (hoặc điều kiện – kết quả)
c. Có mối quan hệ tương phản.
d. Có mối quan hệ tăng tiến.
Bài 8. Phân tích các câu ghép em vừa đặt ở bài tập 6.
Bài 9. Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi.
Bài 10. Em kể lại một việc làm tốt em đã làm hoặc chứng kiến làm về tình bạn .
Bài 1. Cho đoạn văn
Ánh đèn từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sáng đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời đang chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
a) Xếp các từ vào 3 nhóm:
– Động từ: …………………………………………………………………………………………………………….
– Tính từ: …………………………………………………………………………………………………………….
– Quan hệ từ: ……………………………………………………………………………………………………….
b) Sửa lại chỗ sai trong các câu sau:
Vì sức khỏe yếu nên mẹ em thường dậy rất sớm.
……………………………………………………………………………………………………………………………
Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nên bạn Lan vẫn vươn lên trong học tập.
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 2. Viết một đoạn văn tả người mẹ mà em yêu mến.
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 3. Cho đoạn văn:
Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Những lúc ấy lòng anh lại cồn cào, xao xuyến.
Hãy tìm các danh từ ở đoạn văn trên để xếp vào các nhóm sau:
1. Nhóm các danh từ chỉ người
……………………………………………………………………………………………………………………………
2. Nhóm các danh từ chỉ con vật
……………………………………………………………………………………………………………………………
3. Nhóm các danh từ chỉ cây cối
……………………………………………………………………………………………………………………………
4. Nhóm các danh từ chỉ vật
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4 . Cho từ “để” là từ đồng âm
Hãy đặt 2 câu:
– Một câu có từ để là động từ
……………………………………………………………………………………………………………………………
– Một câu có từ để là quan hệ từ
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 5. Gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, 2 gạch dưới bộ phận VN.
1. Miền Nam là quê hương của vô vàn quả ngọt trái thơm
……………………………………………………………………………………………………………………………
2. Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc
……………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 6 . Hãy tả lại người bạn thân của em.
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
2. Bài tập Tết lớp 5 môn Toán
Môn Toán
Câu 1: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm
a. 1 dm = ….. m
3 dm = ….. m
9 dm = ….. m
b. 1 g = ….. kg
8 g = ….. kg
25 g = ….. kg
Câu 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a/ 5 ha = … m2
2 km2 = .. .m2
45 dam2 = .. .m2
b/ 400 dm2 = .. .m2
1 500 dm2 = … m2
70 000 cm2 = … m2
c/ 4 tấn 562 kg = … tấn
3 tấn 14 kg = … tấn
d/ 315 cm = … m
34 dm = … m
Câu 3: Điền <, >, = vào chỗ chấm
84,2 … 84,19
47,5 … 47,500
6,843 … 6,85
90,6 … 89,6
Câu 4: Tìm X:
a/ x + 4,32 = 8,67
b/ x – 3,64 = 5,86
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… …………………………………..
Câu 5: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 200 m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Hỏi diện tích khu đất đó bằng bao nhiêu mét vuông? Bằng bao nhiêu héc-ta?
Câu 6: Tổng số tuổi của hai mẹ con hiện nay là 39 . Sau 3 năm nữa tuổi con bằng 1/4 tuổi mẹ. Tính tuổi mỗi người hiện nay?
…………………………………… ……………………………………
…………………………………… …………………………………..
………………………………….. …………………………………
Câu 7:
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 3 dm.
II. Phần tự làm vào vở:
1. Chiếc khăn quàng hình tam giác có đáy là 5,6dm và chiều cao là 20cm. Tính diện tích chiếc khăn quàng đó.
2. Tính đáy BC của hình tam giác ABC có diện tích là 40cm2 và chiều cao AH là 0,5dm.
3. Một hình tam giác có đáy là 0,6dm và bằng 3/7 chiều cao. Tính diện tích hình tam giác đó.
4. Một hình tam giác có cạnh đáy bằng chiều cao. Nếu kéo dài cạnh đáy thêm 5cm thì diện tích hình tam giác tăng thêm 30cm2.
5. Một tam giác có diện tích bằng 559cm2, cạnh đáy bằng 43cm. Hỏi nếu tăng cạnh đáy thêm 8cm thì diện tích tăng bao nhiêu?
6. Một hình thang có đáy lớn 42cm, đáy bé bằng 5/6 đáy lớn, chiều cao bằng trung bình cộng hai đáy. Tính diện tích hình thang.
7. Một hình thang có diện tích 8,1m2 và trung bình cộng 2 đáy bằng 9/7. Tính chiều cao của hình thang.
8. Một thửa ruộng hình thang có diện tích 3690m2 và chiều cao 45m. Biết đáy bé bằng 3/5 đáy lớn. Tính độ dài đáy bé, đáy lớn.
9. Một hình thang có tổng độ dài hai đáy bằng 42cm, chiều cao bằng đáy bé, đáy bé bằng 3/4 đáy lớn. Tìm diện tích hình thang đó..
10. Một hình thang có diện tích 1053cm2, biết rằng nếu tăng đáy bé thêm 4cm thì được hình thang mới có diện tích bằng 1107cm2. Tìm độ dài đáy bé, đáy lớn của hình thang, biết rằng hiệu hai đáy bằng 14cm.
11. Một cái nong hình tròn có bán kính 40cm. Tính chu vi cái nong đó.
12. Một bánh xe đạp hình tròn có bán kính 0,3m. Nếu bánh xe đó lăn 545 vòng trên mặt đất thì đi được một đoạn đường dài bao nhiêu mét?
13. Một bánh xe lăn 500 vòng được một đoạn đường dài 942m. Tính đường kính của bánh xe đó.
3. Bài tập Tết môn Tiếng Anh lớp 5
Exercise 1: Look at the picture and complete the words
Exercise 2: Look at match
1. do |
A. karate |
B. volleyball |
|
2. play |
C. camping |
D. yoga |
|
3. go |
E. fishing |
F. table tennis |
Exercise 3: Choose the correct answer
1. My mother takes care _________ the parents in the hospital. She is a nurse
A. at
B. in
C. of
D. on
2. They have ___________.
A. a sore throat bad
B. a bad throat sore
C. a bad sore throat
D. a sore bad throat
3. Peter was ___________, so he went out yesterday
A. bored
B. boring
C. bores
D. bore
4. Where is your mother going? – She __________ to the supermarket
A. goes
B. is going
C. going
D. go
5. My son often watches cartoons ___________.
A. with TV
B. at TV
C. on TV
D. in TV
6. We go to school _______ bus in the morning
A. at
B. on
C. by
D. in
7. Yesterday my mom _________ home late in the evening
A. returning
B. returns
C. returned
D. returns
8. We enjoy __________ to music in our free time
A. listens
B. to listen
C. listen
D. listening
9. Oranges, bananas and apples are _________.
A. vegetables
B. fruits
C. drinks
D. cold drinks
10. You may cut __________.
A. yourself
B. your self
C. yours self
D. yourselfs
Exercise 4: Read the passage and write the answer T (true) or F (false)
How to stay healthy
Takes lots of exercise
Watching TV or playing computer games won’t make you fit, but playing sports will. You can join the club or play with your friends in a park. If you don’t like team sports, you can walk to school, go swimming or try skating instead. Regular exercise makes you feel stronger and gives you more energy
Eat a healthy diet
Sweets, chocolate and crisps are fun to eat sometimes, but it is not good to eat them every day. These foods contain too much sugar, fat and salt. Make sure you eat vegetables, such as cabbage, with every meal, and plenty of fruit, too. Fruits and vegetables help you stay healthy and grow strong.
1. Playing sports will make you fit
2. Regular exercise doesn’t make you feel stronger and give you more energy
3. If you don’t like team sports, you can walk to school instead
4. Sweets, chocolate and crisps are good for your healthy
5. Vegetables and fruit are good for your health
6. Fruit and vegetables don’t help you stay healthy and grow stronger
Exercise 5: Reorder these words to have correct sentences
1. music/ Do/ to/ like/ listening/ you/ ?/
________________________________________________
2. You/ run/ shouldn’t/ the/ down/ stairs
________________________________________________
3. children/ English/ The/ to/ speak/ want/ well
________________________________________________
4. Henry/ tidy/ should/ his room
________________________________________________
II. Bài tập Tết lớp 4 năm 2022
1. Bài tập Tết lớp 4 môn Toán
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
629 822 + 183 930 |
828 849 – 782 842 |
138 x 482 |
272 x 582 |
11572 : 44 |
52038 : 63 |
Bài 2: Tìm X, biết:
X + 173 738 = 892 381 |
X – 618 722 = 17 894 |
X : 283 = 183 |
X : 722 = 189 |
X x 56 = 51856 |
X x 47 = 40091 |
Bài 3: Từ các số 5, 1, 0; hãy lập tất cả các số có ba chữ số khác nhau mà chia hết cho 2, 3 và 5.
Bài 4: Từ các số 9, 0, 8; hãy lập tất cả các số chia hết cho 2.
Bài 5: Rút gọn các phân số về phân số tối giản:
Bài 6: Viết các phân số sau thành phân số có mẫu số bằng 60:
Bài 7: Một hình chữ nhật có chu vi bằng 80cm, chiều dài hơn chiều rộng 10cm. Tính diện tích của hình chữ nhật.
Bài 8: Hai thửa ruộng thu hoạch được 82 tấn 5 tạ thóc. Số thóc thửa ruộng thứ nhất thu hoạch được nhiều hơn số thóc thửa ruộng thứ hai thu hoạch được 11 tạ thóc. Hỏi mỗi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
Bài 9: Tính trung bình cộng của các số 58, 13, 42; 54; 63.
Bài 10: Tổng số tuổi của hai ông cháu cách đây 7 năm là 98 tuổi, cháu kém ông 62 tuổi. Tính số tuổi của mỗi người hiện nay.
2. Bài tập Tết lớp 4 môn Tiếng Việt
Câu 1: Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào?
Câu 2: Câu nào là câu kể “Ai làm gì”?
a. Công chúa ốm nặng
b. Nhà vua buồn lắm
c. Chú hề tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn.
Câu 3: a.Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa?
b.Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết, trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?
Câu 4: Đọc đoạn văn sau:
(1) Vợ chồng nhà Sói mấy hôm nay mất ngủ vì Sói chồng đau răng. (2) Giữa đêm khuya, Sói vợ mời bác sĩ Gõ Kiến đến chữa bệnh. (3) Không quản đêm tối, trời lạnh, bác sĩ Gõ Kiến đến ngay. (4) Bác sĩ Gõ Kiến kiên trì khêu từng miếng thịt nhỏ xíu giắt sâu trong răng Sói chồng, rồi bôi thuốc. (5) Sói chồng hết đau, không rên hừ hừ nữa.
a) Tìm và viết lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được.
Câu 5 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:
a)…………………………. mải mê ấp trứng, quên cả ăn, chỉ mong ngày trứng nở thành con.
b) ………………………………….hót ríu rít trên cành xoan, như cũng muốn đi học cùng chúng em.
c) Trong chuồng, ………………kêu “chiêm chiếp”, ……………….kêu “ cục tác”, ………………..thì cất tiếng gáy vang.
Câu 6 : Tìm và ghi lại các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn sau, dùng gạch chéo (/) để xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu đó.
Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy hết các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô. Tiếng chuông xe đạp lanh canh. Tiếng thùng nước ở một vòi nước công cộng loảng xoảng. Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ.
Câu 7 : Dùng gạch dọc (/) để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu sau:
1. Thấy mặt trăng, công chúa ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
2. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin họàn tán
3. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai cô bé chạy vội đi tìm.
4. Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả.
Câu 8: Đọc đoạn văn sau: Xếp các vị ngữ được in nghiêng trong đoạn văn trên thành hai nhóm:
Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi không vỗ sóng dồn dập vào bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.
Vị ngữ là các tính từ, cụm tính từ |
Vị ngữ là động từ, cụm động từ |
Câu 9 a) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là r:
b) Viết 2 từ láy là động từ có âm đầu là gi: ………………………………………………………
c) Viết 2 từ láy là tính từ có âm đầu là d: …………………………………………………………
Câu 10. Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai làm gì?
– Sáng nào cũng vậy, ông tôi……………………………………………………………………
– Con mèo nhà em ………………………………………………………………………..
– Chiếc bàn học của em đang ………………………………………………………………….
Câu 11:Thêm vị ngữ thích hợp để được câu kể Ai thế nào?
– Con mèo nhà em …………………………………………………………………………..
– Chiếc bàn học của em ……………………………………………………………………………..
– Ông tôi …………………………………………………………………………………………….
– Giọng nói của cô giáo …………………………………………………………………………….
Bài 12: Tìm CN, VN ở những câu có dạng Ai – là gì trong bài thơ:
Nắng
Bông cúc là nắng làm hoa’
Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng… là nắng của cây.
Bài 13: Xác định CN của các câu kể Ai – là gì?
a………… là người được toàn dân kính yêu và biết ơn.
b…………. là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.
c……….. là người tiếp bước cha anh xây dựng Tổ Quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.
Bài 15: Xác định các bộ phận CN, VN, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
1. Sáng sớm, bà con trong các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.
2. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.
3. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
4. Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.
3. Bài tập Tết lớp 4 môn Tiếng Anh
Choose the correct answer.
1. What time is it?
A. It is 5 p.m.
B. It is my father.
C. Don’t play with it.
2. What time do you have lunch?
A. No, I don’t.
B. It is 11.30 a.m.
C. I go to school at 7 o’clock.
3. What does your mother do?
A. She works in the hospital.
B. She is a clerk.
C. She is forty.
4. He is a ______. He works in a field.
A. worker.
B. engineer.
C. farmer.
5. A teacher works at the _________
A. school
B. office
field.
Read and answer the question
This is the report of my interview with Lien. Her father is a doctor. He works in Viet Duc hospital. Her mother is a clerk. She works in an office. Linh has a brother but she doesn’t have any sister. Her brother is a student at Kim Dong university. And Lien is a pupil.
1. What does her father do?
________________________________
2. Where does her father work?
________________________________
3. What does her mother do?
________________________________
4. Where does her mother work?
________________________________
5. What does her brother do?
________________________________
6. What does Lien do?
________________________________
Read and complete.
A: What (1)_____ your father do?
B: He’s an engineer.
A: (2)______ does he work?
B: He work in the building.
A: (3)_____ he like his job?
B: (4)_____, he does.
A: (5) _________________?
B: My mother is a teacher.
A: (6)____________________?
B: She teaches in Le Quy Don school.
Order the words.
1. is / factory / a / my / worker / uncle /.
…………………………………………………………………………………………………………….
2. a / in / car / he / works / factory /.
…………………………………………………………………………………………………………….
3. do / mother / your / does / what /?
…………………………………………………………………………………………………………….
4. work / she / does / where / ?
…………………………………………………………………………………………………………….
5. brother / your / what / do / does / ?
…………………………………………………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN
Choose the correct answer.
1 – A; 2 – B; 3 – B; 4 – A; 5 – A;
Read and answer the question
1 – Her father is a doctor.
2 – He works in Viet Duc hospital.
3 – Her mother is a clerk.
4 – She works in an office.
5 – Her brother is a student.
6 – She is a pupil.
Read and complete.
A: What (1)__does___ your father do?
B: He’s an engineer.
A: (2)__Where____ does he work?
B: He work in the building.
A: (3)__Does___ he like his job?
B: (4)__Yes___, he does.
A: (5) ____What does your mother do_____?
B: My mother is a teacher.
A: (6)__Where does she work_______?
B: She teaches in Le Quy Don school.
Order the words.
1 – My uncle is a factory worker.
2 – He works in a car factory.
3 – What does your mother do?
4 – Where does she work?
5 – What does your brother do?
III. Bài tập Tết lớp 3 năm 2022
1. Bài tập Tết lớp 3 môn Toán
I-Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 đ
Bài 1: Đọc số sau XX:
A. Mười
B. Hai mươi
C. Mười hai
D. Mười lăm
Bài 2 : Giá trị của biểu thức 315 + 126 : 3 là bao nhiêu?
A. 257
B. 357
C. 147
D. 247
Bài 3 . Chữ số 8 trong số 1896 có giá trị là bao nhiêu?
A. 8
B. 80
C. 800
D. 8000
Bài 4. Chữ số hàng chục nghìn trong số 79356 là:
A. 6
B. 5
C. 9
D. 7
Câu 5 : Một cái sân hình vuông có cạnh là 6 m. Hỏi diện tích cái sân đó là bao nhiêu mét vuông
A. 24 m2
B. 20 m2
C. 30 m2
D. 36 m2
Câu 6: 5m 5cm= …cm
A. 55
B. 505
C. 550
D. 505 cm
II-Tự luận: (7 điểm)
Bài 1: (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
a/ 67538 + 4255
b/ 89354 – 76329
c/ 13246 5
d/ 56712 : 8
Bài 2: (1 điểm) Đặt Tìm x
a) 2867 – x = 2 388
b) 189 : x = 9
Bài 3: (1 điểm) Tính giá trị biểu thức
a) 89 x 2 + 130 =
b) 832 – 816 : 8 =
Bài 4: (3 điểm) : Tính nhanh giá trị cảu biểu thức:
56 x 9 – 56 x 3 – 56 x 4 – 56
2. Bài tập Tết lớp 3 môn Tiếng Việt
MÔN TIẾNG VIỆT
I – Bài tập về đọc hiểu
Con voi của Trần Hưng Đạo
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách,Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.
Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa!”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.
Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.
(Đoàn Giỏi)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo gặp phải chuyện gì?
a- Bị sa vào cái hố rất sau
b- Bị thụt xuống bùn lầy
c- Bị nước triều cuốn đi
2. Hình ảnh “voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi” nói lên điều gì?
a- Voi rất buồn vì không được cùng chủ tướng đi đánh giặc
b- Voi rất buồn vì không được sống gần gũi bên chủ tướng
c- Voi rất buồn vì phải ở lại một mình, không có ai bầu bạn
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ nói về con voi như nói về một chiến sĩ?
a- Chảy nước mắt, có nghĩa, có công
b- Khôn ngoan, có nghĩa, có công
c- Có nghĩa, có công, trung hiếu
4. Vì sao lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách?
a- Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên
b- Vì đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa
c- Vì đó là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n
– thiếu …iên/……….. – xóm …àng/……….. |
– …..iên lạc/……….. -…..àng tiên/………. |
b) iêt hoặc iêc
– xem x……/………. – hiểu b……../……… |
– chảy x……../………. – xanh b……./………. |
2. Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa (gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối….. bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người) ở các khổ thơ, câu văn sau:
a) Bé ngủ ngon quá
Đẫy cả giấc trưa
Cái võng thương bé
Thức hoài đưa đưa.
(Định Hải)
b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi.
(Tô Hoài)
c) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa.
(Trần Ninh Hồ)
3. Trả lời câu hỏi:
a) Những chú gà trống thường gáy vang “ò ó o…” khi nào?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
b) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
c) Năm nào các em sẽ học hết lớp 5 ở cấp Tiểu học?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
4. Dựa vào câu chuyện Hai Bà Trưng (bài Tập đọc Tuần 19, SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 4, 5) hãy viết câu trả lời cho mỗi câu sau:
a) Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
b) Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
3. Bài tập Tết lớp 3 môn Tiếng Anh
Look at the pictures and write
Read and write
What |
When |
How |
Where |
- ____________ do you do at break time? I play football with my friends
- ____________ is that? That is my grandmother
- ____________ are the books? They are on the table
- ____________ old is your brother? He’s eleven years old
- ____________ colors are the pens? They are brown
Choose the correct answer A, B, C or D
1. Where ________ my toys?
A. are
B. is
C. am
D. not
2. _________ is the poster?
A. What
B. Who
C. How
Whered.
3. Here is a picture _______ my room
A. in
B. of
C. on
D. over
4. These are __________ schoolbags and books
A. my
B. I
C. those
D. these
5. The bed is __________ the desk
A. next to
B. over
C. there
D. here
6. Is there _______ fence?
A. an
B. a
C. x
D. the
7. My house has a big _________.
A. garden
B. over
C. there
D. house
8. There _________ two big bedrooms in his house.
A. am
B. is
C. aren’t
D. isn’t
Correct one mistake in each of the following sentences
1. She is a girl beautiful
________________________________________
2. How old is your parents?
________________________________________
3. This is me bed. It’s here
________________________________________
Read the following text and choose the correct answer
Victor (1) ___________ in a very modern house. There are five rooms in his house. There is a living room, a kitchen, two (2) _________ and a bathroom. (3) _________ front of the house, there is a colorful garden with a lot of flowers. Beside his house, there is a (4) _______ pond. There (5) _________ any tall tree in his house.
1. A. live |
B. living |
C. lives |
D. is live |
2. A. bathroom |
B. bedrooms |
C. study room |
D. dining room |
3. A. On |
B. Under |
C. Beside |
D. In |
4. A. expensive |
B. black |
C. swimming |
D. small |
5. A. aren’t |
B. isn’t |
C. are |
D. is |
Reorder these words to have correct sentences
1. loves/ she/ her/ family/ ./
______________________________________
2. how/ your/ old/ is/ aunt/ ?
______________________________________
3. near/ the/ is/ picture./ chair/ the/
______________________________________
4. is/ where/ ruler?/ the
______________________________________
5. is/ her/ white./ and/ house/ blue/
______________________________________
IV. Bài tập Tết lớp 2 năm 2022
1. Bài tập Tết lớp 2 môn Toán
Bài 1) Đặt tính rồi tính :
36 + 23 100 – 46 60 + 27
72 – 19 57 + 38 98 – 49
Bài 2) Điền số 2 dm 8cm = ……….cm
32cm = …….dm…….cm
90cm = ………..dm
8dm = ……..cm
Bài 3) Tìm x: x +17 = 90 – 9 71 – x = 17 + 12
Bài 4)
b) 23; 27; 31;..……;…..…;..…….;…..….;
Bài 5) Toàn có 26 viên bi, Toàn có nhiều hơn Nam 9 viên bi. Hỏi Nam có bao nhiêu viên bi?
Bài 6) Tìm một số sao cho 36 cộng với số đó thì được 69.
Bài 7 Tính nhẩm :
2 x 3 = 3 x 5 = 9 x 4 =
4 x 2 = 3 x 7 = 5 x 4 =
2 x 6 = 8 x 3 = 6 x 5 =
Bài 8 Tính :
Bài 9: Tính (theo mẫu) :
Mẫu: 4 x 5 + 10 = 20 + 10 = 30
a/ 5 x 5 + 40 = 6 x 4 – 20 =
b/9 x 4 – 18 = 5 x 7 + 35 =
Bài 10: Mỗi con vịt có 2 cái chân. Hỏi 7 con vịt có bao nhiêu cái chân?
Bài 11: Tính nhẩm:
2 x 6 = 5 x 2 = 2 x 9 = 5 x 5 =
3 x 6 = 3 x 8 = 4 x 9 = 4x 5 =
4 x 6 = 4 x 8 = 3 x 4 = 2 x 5 =
Bài 12: 2/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm ( theo mẫu):
4 x 5 = 20 3 x … = 18
4 x…= 28 3 x … = 27
4 x…= 40 3 x … = 6
Bài 13: Tính:
3 x 4 = 5 x 4 =
12 : 3 = 20 : 4 =
12 : 4 = 20 : 5 =
Bài 14: Mỗi xe đạp có 2 bánh. Hỏi 5 xe đạp như thế có bao nhiêu bánh xe?
Bài 15: Tính nhẩm:
3 x 7 = 18 : 2 = 4 x 6 = 16 : 4 =
4 x 8 = 28 : 4 = 3 x 4 = 20 : 2 =
5 x 5 = 15 : 3 = 5 x 2 = 30 : 3
Bài 16) : Viết số thích hợp vào ô trống:
Thừa số |
4 |
5 |
5 |
2 |
||||
Thừa số |
6 |
2 |
3 |
2 |
3 |
4 |
10 |
|
Tích |
18 |
6 |
25 |
12 |
30 |
Bài 17: Câu 3: Tìm x :
a/ X + 3 = 15
b/ X x 3 = 15
2. Bài tập Tết lớp 2 môn Tiếng Việt
Câu 1. a) Viết 3 từ chỉ hoạt động của học sinh.
b) Viết 3 từ chỉ tính nết của học sinh.
c.Viết 4 từ chỉ đồ dùng cho việc nghỉ ngơi, giải trí :
Câu 2. Đặt câu với từ “học tập”.
Câu 3. Sắp xếp mỗi từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành một câu mới:
a) Lan là bạn thân của em.
b) học sinh ngoan là em.
Câu 4. Viết lời đáp của em:
a) Chào bố mẹ để đi học.
b) Chào thầy cô khi đến trường.
c) Chào bạn khi gặp nhau ở trường
Câu 5. Tìm thêm tiếng mới ghép vào các tiếng đã cho để chỉ người:
bộ …, công …, bác …, giáo …, nông …, kĩ …
Câu 6. Nói lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:
a) Khi bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
b) Khi em bé nhặt hộ em chiếc thước rơi.
Câu 7. Nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:
a) Em lỡ bước giẫm vào chân bạn.
b) Em đùa nghịch va phải một cụ bà.
Câu 8. Viết tên hai bạn trong lớp (cả họ và tên).
Câu 9. Viết tên một dòng sông, một ngọn núi ở địa phương em.
Câu 10. Đặt câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?
a) Giới thiệu trường em.
b) Giới thiệu một môn học mà em yêu thích.
c) Giới thiệu làng (xóm, khu…) nơi em ở.
Câu 11. Trả lời câu hỏi bằng hai cách:
Em có thích đọc báo không?
Câu 12. a,Điền vào chỗ trống: r, d hay gi?
dè …ặt, con …ao, tiếng …ao hàng, …ao bài tập về nhà.
b.Điền vào chỗ trống: nghỉ hay nghĩ?
… học, … ngợi, … mát, ngẫm …
Điền vào chỗ trống: ăn hay ăng?
cố g.’……, yên l..…., l… lộn, … cơm.
d.Điền vào chỗ trống : r, d hay gi ?
…ừng núi, …ừng lại, cây …ang, …an tôm.
bánh …án, con …án, …án giấy, tranh …ành.
đ.Điền vào chỗ trống: iên, iêng hay yên?
l… hoan, … ngựa , t.’.. bộ, t.’.. nói.
Câu 3. Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật, sự vật trong những câu sau:
a) Con bò ăn cỏ.
b) Con mèo đuổi theo con chuột.
c) Mặt Trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
Câu 14. Nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị của em trong các trường hợp sau:
a) Bạn đến thăm nhà em, em mở cửa và mời bạn vào chơi.
b) Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học.
Câu 15. Đặt dấu phẩy vào chỗ trống thích hợp trong câu sau:
Mẹ em đi chợ mua thịt cá và rau muống.
Câu 16. Nói lời của em trong mỗi trường hợp sau:
a) Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.
b) Em làm rơi chiếc bút của bạn..
Câu 17. Sắp xếp lại thứ tự các việc làm khi gọi điện thoại:
a) Tìm số máy của bạn trong sổ.
b) Nhấn số.
c) Nhấc ống nghe lên.
V. Bài tập Tết lớp 1 năm 2022
1. Bài tập Tết môn Toán lớp 1
2. Bài tập Tết môn Tiếng việt lớp 1
Câu 1: Đọc các từ ngữ:
tấm liếp giàn mướp họa sĩ múa xòe
Câu 2: Đọc các câu:
Cây chuối cuối vườn
Nhắc hoa mở cánh
Ngôi sao lấp lánh
Sáng hạt sương rơi
Con cá quả mẹ
Ao khuya đớp mồi…
Câu 3: Viết các vần:
iêp ươp oa oe
Câu 4: Viết các từ ngữ:
tấm liếp giàn mướp họa sĩ múa xòe
Câu 5: Viết câu:
Cây chuối cuối vườn
Nhắc hoa mở cánh
Ngôi sao lấp lánh
Sáng hạt sương rơi
Câu 6. Đọc, viết đúng các vần, từ ngữ:
1. Vần: ia, ưa, ua, ai, ây, oi, ôi,…………………uôt, ươt (Ôn từ bài 29 đến bài 74-SGK-Tập 1).
2. Từ ngữ: lá tía tô, lá mía, nhà ngói, đồi núi,…………………….chuột nhắt, lướt ván.
(Ôn từ bài 29 đến 74-SGK-Tập 1)
Câu 7. Đọc và viết đúng câu:
Gió lùa kẽ lá
Lá khẽ đu đưa
Gió qua cửa sổ
Bé vừa ngủ trưa
Chào Mào có áo màu nâu
Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.
Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.
(Ôn từ bài 29 đến bài 74-SGK-Tập 1)
Câu 8. Các dạng bài tập: (tham khảo)
1. Điền vần thích hợp vào chỗ chấm:
ia hay ai: cây m .´. ., ngày m. . ., cái đ.˜. ., lâu đ.’. .
au hay âu: bị đ…, đi đ…, cây c…, chim bồ c…
iu hay êu: đàn s.´. ., nhỏ x.´. ., cái r.’. ., l.´. . lo
ưu hay ươu: h… nai, m… kế, trái l…, bầu r…
Do nội dung rất dài và chứa nhiều hình ảnh, mời các bạn tải file về để xem đầy đủ nội dung Bài tập Tết Tiểu học năm 2022.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Giáo dục