Hỏi Đáp

Biển báo giao nhau với đường ưu tiên W208

Biển báo giao nhau với đường ưu tiên W208 có ý nghĩa thế nào? Nắm rõ các quy định về giao nhau với đường ưu tiên giúp mọi người giao thông an toàn.

Bạn đang xem: Biển báo giao nhau với đường ưu tiên W208

1. Biển báo giao nhau với đường ưu tiên W208

Biển báo giao nhau với đường ưu tiên W208

  • Số hiệu biển báo: W.208
  • Tên biển báo: Giao nhau với đường ưu tiên
  • Chi tiết báo hiệu: Biển báo giao thông đặt trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.

a) Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên phải đặt biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”. Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.

b) Các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).

c) Bên dưới biển số W.208 phải đặt biển số S.506b “Hướng đường ưu tiên” nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng (rẽ ngoặt).

d) Trường hợp đặt biển số W.208 ở trong khu đông dân cư, biển được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên. Ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển số S.502 “Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu”.

2. Nhận biết đường ưu tiên

Đường như thế nào thì được quy định là đường ưu tiên?

Điều 5 QCVN 41:2019/BGTVT quy định thứ tự đường ưu tiên như sau:

  • Đường cao tốc;
  • Đường quốc lộ;
  • Đường đô thị;
  • Đường tỉnh;
  • Đường huyện;
  • Đường xã;
  • Đường chuyên dùng.

Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:

  • Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
  • Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
  • Khi lưu lượng xe khác nhau, đường có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
  • Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
  • Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.

Lưu ý: Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức cùng đồng thời là đường ưu tiên.

3. Quy định về giao nhau với đường ưu tiên

Theo điều 24 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.

Mức xử phạt đối với xe không nhường đường cho đường ưu tiên tại nơi giao nhau theo quy định của Nghị định 100:

Phương tiện Mức phạt
Ô tô
  • 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn
Xe máy
  • 200.000 đồng đến 300.000 đồng
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn
Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
  • 400.000 đồng đến 600.000 đồng
  • Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

80.000 đồng đến 100.000 đồng

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp cho bạn đọc Biển báo giao nhau với đường ưu tiên W208 và các quy định liên quan đến giao nhau với đường ưu tiên. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Đáp án thi CNVCLĐ sáng suốt lựa chọn người tài đức để xây dựng đất nước
  • Trốn tìm – Đen Vâu
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng bị phạt tù bao nhiêu năm?
Tham khảo thêm
  • Nghỉ cách ly tại nhà có hưởng lương không? Nghỉ cách ly có được hưởng lương không?
  • Giãn cách xã hội có được đi làm không? Quy định về giãn cách xã hội
  • Giãn cách xã hội có được về quê không? Quy định về giãn cách xã hội
  • Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không? Giãn cách xã hội có được di chuyển sang địa phương khác?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button