Bài thu hoạch

Bài dự thi viết về chân dung cán bộ kiểm sát

Cuộc thi viết “Chân dung cán bộ kiểm sát & Bản lĩnh Kiểm sát viên” nhằm tuyên truyền, cổ vũ, động viên các phong trào thi đua trong ngành Kiểm sát; Đây là cuộc thi được tổ chức nhằm hướng tới hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của ngành Kiểm sát Việt Nam. Sau đây là một số mẫu bài viết hay về chân dung người cán bộ kiểm sát đã được hoatieu.vn chọn lọc, xin chia sẻ đến các bạn.

Bạn đang xem: Bài dự thi viết về chân dung cán bộ kiểm sát

1. Mẫu bài viết chân dung cán bộ kiểm sát: nữ Kiểm sát viên xinh đẹp, tiêu biểu ở quê lúa

Như một cái duyên với nghề kiểm s.át, năm 2005, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội, chị Lê Thị Minh được tuyển dụng vào ngành KSND tỉnh Thái Bình. Trong 5 năm đầu, chị được phân công công tác tại VKSND huyện Kiến Xương, sau đó được điều động về công tác tại Phòng thực hành quyền công tố, kiểm s.át điều tra, kiểm s.át xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội, VKSND tỉnh; đến năm 2017, chị được điều động về làm việc tại VKSND TP Thái Bình.

Từ khi được phân công làm công tác báo cáo tổng hợp đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm s.át điều tra, truy tố, xét xử, chị đều thực hiện với tinh thần nghiêm túc, cẩn trọng, luôn đảm bảo đúng quy trình giải quyết vụ án, bám s.át tiến độ điều tra, kiểm s.át chặt chẽ các hoạt động tố tụng, báo cáo truy tố đảm bảo có căn cứ, đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm; đề xuất đường lối xét xử có lý, có tình, phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội và nhân thân bị cáo. Với tinh thần cầu tiến, học hỏi, chú trọng áp dụng các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn, thích ứng trước những yêu cầu đổi mới của ngành, chị luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, được tập thể và lãnh đạo đơn vị đánh giá cao, được đồng nghiệp tin yêu, quí trọng.

Tâm sự về nghề, chị Lê Thị Minh chia sẻ, có lẽ chỉ những người trong ngành mới thấu hiểu được tính chất đặc thù, sự vất vả của nghề kiểm s.át. Là Kiểm s.át viên được giao nhiệm vụ thì không kể ngày hay đêm, bất chấp thời tiết, cứ có tội phạm xảy ra là phải có mặt cùng với Cơ quan điều tra để tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi, đối chất, nhận dạng… Có những vụ việc phải “chạy theo” thời gian tố tụng hoặc những vụ án phức tạp thì Kiểm s.át viên phải thường xuyên thức khuya, dậy sớm, làm việc xuyên trưa, ăn uống vội vàng, nhiều đêm đang ngủ ngon có điện thoại giật mình tỉnh dậy lại cắp cặp lên đường, phương tiện đi lại chỉ là chiếc xe máy, có những hôm một mình thân gái dặm trường đi giữa đêm khuya…

Mặc dù đặc thù có nhiều khó khăn như vậy, nhưng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và lòng yêu nghề, Kiểm s.át viên Lê Thị Minh đã vượt qua thách thức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận tụy với công việc. Chị vừa hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, vừa đảm đang việc gia đình, mặc dù nhà chị cách cơ quan trên 10km, trong khi đó, chồng là bộ đội công tác ở xa, 2 con còn nhỏ, nhưng chưa bao giờ đồng nghiệp thấy chị kêu than về những khó khăn của mình. Chị Lê Thị Minh đã là tấm gương cán bộ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, luôn động viên chồng yên tâm vững chắc tay súng, bảo vệ Tổ quốc.

Chứng kiến cách thức giải quyết, xử lý mọi công việc của chị ít ai nghĩ rằng trong người phụ nữ bé nhỏ ấy lại ẩn giấu một “bản lĩnh kiên cường”, quá trình kiểm s.át giải quyết án, có lúc tiếp xúc với nhiều đối tượng giang hồ cộm cán, đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm trong các vụ án phức tạp, bị can, bị cáo chối tội, án nhạy cảm, dư luận xã hội, báo chí quan tâm, tạo sức ép, nhưng chị vẫn bình tĩnh, tránh biểu lộ cảm xúc ra ngoài, tự quyết liệt hơn với chính bản thân, bản lĩnh, biết cách biến những điểm yếu về giới tính của mình thành những điểm mạnh để vận dụng vào công việc một cách khéo léo, hiệu quả.

Gần đây nhất, vào đầu năm 2019, chị được phân công kiểm sát giải quyết vụ án Phạm Như Hiển (tên gọi khác là Kiểm) cùng đồng phạm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trăn trở trước hoàn cảnh của đối tượng bị xâm hại là trẻ em – những mầm non tương lai cần được bảo vệ thì chị lại càng tự nhủ với bản thân phải kiên quyết đấu tranh đến cùng với các bị cáo. Trong khi cả 4 bị cáo trong vụ án đều ngoan cố, không nhận tội, đồng thời có bị cáo có cấp hàm cao trong lực lượng vũ trang, có nghiệp vụ, có địa vị, quan hệ xã hội rộng nên dư luận đặc biệt quan tâm, gây áp lực trong giải quyết án. Chính vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án này, chị gặp không ít khó khăn.

Trong khi đó, vụ án lại có rất ít chứng cứ vật chất, nếu không kịp thời thu thập thì dấu vết không còn, các bị cáo đều quanh co chối tội và có nhiều chiêu thức để đánh lạc hướng điều tra, lại có nhiều luật sư tham gia bảo vệ thân chủ. Với bản lĩnh nghề nghiệp, trong quả trình điều tra, truy tố, xét xử, Kiểm s.át viên Lê Thị Minh đã tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo liên ngành cấp trên, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra và Tòa án, s.át cánh cùng Điều tra viên, tham gia kiểm s.át các hoạt động tố tụng ngay từ đầu, đấu tranh kiên quyết với các bị can để dùng các chứng cứ đã thu thập được cũng như sử dụng lời khai của bị can này buộc tội bị can khác. Tại phiên tòa, chị đã tranh luận, luận tội sắc bén, buộc các bị cáo phải cúi đầu nhận tội và chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Tôi còn nhớ hình ảnh chị miệt mài bên tập hồ sơ dày với hàng ngàn trang… Trăn trở sau vụ án, chị tâm sự, chị nuối tiếc cho những con người có địa vị xã hội, có trình độ, công ăn việc làm ổn định, gia đình, vợ con đầy đủ và hạnh phúc, nhưng đã không biết rèn luyện, giữ mình để cuối cùng phải vướng vào vòng lao lý.

Không những trong công tác chuyên môn mà ở lĩnh vực công tác nào, chị cũng tận tụy và có ý chí phấn đấu, là cán bộ kiểm s.át thực hiện tốt phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Khi được phân công công tác tại bộ phận kiểm s.át thi hành án dân sự, nhận thấy, công tác này còn nhiều khó khăn, tỉ lệ thi hành án xong hàng năm còn thấp, chị đã trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra giải pháp góp phần nâng cao tỉ lệ thi hành án.

Chị Lê Thị Minh đã tham mưu với lãnh đạo đơn vị họp bàn cùng lãnh đạo Chi cục Thi hành án dân sự rà soát, phân loại các việc thi hành án phức tạp, khó thi hành, trực tiếp tiến hành xác minh đối với một số trường hợp cụ thể để tìm ra khó khăn ở đâu, từ đó phối hợp chặt chẽ với Chấp hành viên để lên kế hoạch vận động, giải thích, thuyết phục người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ, động viên các bên ngồi lại thỏa thuận với nhau.

Tháng 8/2019 vừa qua, Chi cục Thi hành án dân sự tổ chức cưỡng chế thi hành án tại xã Tân Bình, khi tiến hành cưỡng chế việc giao tài sản là nhà đất sau khi được chia di sản, bên phải thi hành kiên quyết chống đối, chuẩn bị sẵn dao, bình ga, đập vỡ chai lọ bố trí xung quanh nhà đất, sẵn sàng gây gổ với lực lượng chức năng, không chịu giao tài sản. Chị Lê Thị Minh đã không ngại nguy hiểm, nhẫn nại, bằng sự mềm mỏng của một nữ Kiểm s.át viên để thuyết phục, đánh trúng tâm lý tình cảm anh em của đương sự nên đã động viên được hai bên ngồi lại bàn bạc thỏa thuận. Vì vậy, cuối cùng, hai bên thống nhất rút đơn, yêu cầu đình chỉ thi hành án. Với những biện pháp, phương pháp linh hoạt đó mà công tác kiểm s.át thi hành án dân sự của đơn vị đạt hiệu quả tốt hơn, năm 2017, tỉ lệ thi hành án xong chỉ đạt 22% = 21 tỉ đồng thì đến năm 2019, tỉ lệ thi hành án đã được nâng cao đạt 69% = 74,1 tỉ đồng.

Khi được giao nhiệm vụ làm công tác văn phòng của Chi bộ VKSND TP Thái Bình, chị đã tích cực giúp Ban chi ủy kiện toàn, hoàn thiện hệ thống sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác Đảng; xây dựng các báo cáo Đảng có chất lượng, hiệu quả, đồng thời, tham mưu với Chi ủy làm tốt công tác phát triển đảng viên, trực tiếp quản lý xây dựng, bổ sung hồ sơ đảng viên hàng năm, theo dõi công tác chuyển sinh hoạt Đảng cho các đảng viên, ghi nghị quyết họp chi ủy, chi bộ… vì vậy, trong những năm qua, hoạt động của Chi bộ được đánh giá cao, Chi bộ VKSND TP Thái Bình được xếp loại là “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”…

Không chỉ nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, trong mối quan hệ với anh chị em đồng nghiệp, chị luôn hòa đồng, gần gũi, sẵn sàng trao đổi các kinh nghiệm hay, đặc biệt là trong công tác hướng dẫn đối với cán bộ trẻ, chị Lê Thị Minh tâm sự: chị nhớ mãi cảm giác bỡ ngỡ khi mới vào ngành, cái gì cũng chưa biết, cái gì cũng phải để ý xem làm thế nào,… cho nên đối với các cán bộ trẻ, chị hiểu tâm lý và đồng cảm quan tâm sâu sắc. Chị ân cần chỉ bảo, luôn hướng các cán bộ trẻ phải tự trau dồi vốn kiến thức, kinh nghiệm, rèn luyện tính thận trọng, khiêm tốn, nghiêm túc trong công việc, chị đã “cầm tay chỉ việc”, từ việc nghiên cứu, lưu trữ hồ sơ tới dự thảo xây dựng các văn bản, các tác nghiệp của cán bộ, Kiểm s.át viên trong các khâu công tác kiểm s.át. Chính vì thế, đối với những cán bộ trẻ trong đơn vị, chị không chỉ là một người đồng nghiệp mà còn là một người chị có tấm lòng nhân ái, gần gũi, tận tâm, là tấm gương để cán bộ trẻ học tập.

Vượt qua những khó khăn, với sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của bản thân trong công tác, những năm qua, Kiểm s.át viên Lê Thị Minh đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hai năm liền được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và nhiều lần được tặng bằng khen, giấy khen trong các phong trào thi đua do ngành Kiểm s.át và địa phương phát động. Với những thành tích đáng khích lệ như vậy, chị được đánh giá là gương Kiểm s.át viên tiêu biểu, là “hạt nhân” xây dựng VKSND TP Thái Bình ngày càng vững mạnh.

2. Bài viết về chân dung cán bộ kiểm sát: Chuyện về một nữ Kiểm sát viên có tâm và bản lĩnh

Tốt nghiệp đại học, chị về công tác tại VKSND TP Huế. Năm 1998, chị được bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Tại Phú Vang, chị được phân công phụ trách khâu giải quyết án hình sự. Bộ phận giải quyết án hình sự lúc đó có tôi là Kiểm sát viên sơ cấp và một cán bộ mới vào Ngành.

Mỗi năm, đơn vị thụ lý việc bắt, tạm giữ, tạm giam trên 300 trường hợp, giải quyết từ 60 đến 70 vụ án hình sự (chưa kể án thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh).

Thời đó, các Lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam, đề xuất, báo cáo, cáo trạng… đều phải viết tay. Do án nhiều nên chúng tôi làm việc rất vất vả. Thế nhưng, làm việc với chị, tôi nhận thấy, mọi việc đều được giải quyết trôi chảy và đạt hiệu quả cao.

Thời gian được làm việc cùng chị, tôi nhận thấy, chị là người có bản lĩnh, trung thực, thẳng thắn, xử lý vụ việc có tâm, có đức, có trách nhiệm, thấu tình, đạt lý, không bị khách quan chi phối, không lợi dụng chức vụ gây nhũng nhiễu, vụ lợi; chị luôn thực hiện mọi công việc đúng pháp luật.

Ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can tại VKSND tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ảnh: VKSND tỉnh Thừa Thiên – Huế

Bản lĩnh của chị được thể hiện ở nhiều lĩnh vực. Trong giải quyết án hình sự, có thể kể ra một số vụ án như:

Vụ án Lê Văn Y phạm tội “Cố ý gây thương tích”. Quá trình điều tra, chúng tôi có đủ căn cứ xác định việc khởi tố Y là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Thế nhưng, do bị can có người anh họ làm việc tại một cơ quan cấp Bộ nên gia đình bị can nói với người này là Y bị khởi tố, bắt giam oan. Người này phản ánh lại với báo đài ở Trung ương đăng báo và phát trên đài với nội dung: “Ông T, trưởng Công an huyện Phú Vang được người dân gọi là “Cậu ông trời”. Ông thích làm gì, bắt ai cũng không ai dám lên tiếng. Nếu kiện ông cũng như cóc kiện trời. Vì thế mà ông ra Lệnh bắt giam oan Y. Ông Lê Đức Khanh, Kiểm sát viên và bà Hoàng Thị Thủy, Phó Viện trưởng VKSND huyện Phú Vang đã tiếp tay phê chuẩn lệnh bắt ông…”.

Sau khi nghe thông tin trên báo, đài, em gái tôi đang học ngoài Hà Nội và bố mẹ tôi ở quê lo lắng, điện vào Huế hỏi tôi: “Con làm việc như thế nào mà đài nói con và chị Thủy bắt oan người? Bố mẹ và các em rất lo…”.

Biết bố mẹ và các em lo cho tôi nên tôi đã bình tĩnh trả lời: “Bố mẹ cứ yên tâm, báo đài họ nói là việc của họ, con và chị Thủy làm đúng pháp luật, không có chuyện bắt oan ai đâu”. Bố tôi động viên: “Nhà ta ai cũng tin tưởng ở con”.

Khi đọc xong bài báo viết về tôi và chị Thủy bắt oan Y, tôi đề xuất Viện trưởng làm công văn phản hồi cho đài, báo và yêu cầu họ đăng đính chính, nhưng anh không đồng ý. Tôi hỏi chị Thủy, đài, báo nói như vậy, chị có nghĩ gì không? Chị bảo: “Họ nói là quyền của họ, mình làm đúng pháp luật, không có gì phải ngại cả”.

Sau đó, Đoàn đại biểu Quốc hội do bà Trương Thị Mỹ Hoa (Phó Chủ tịch nước) làm Trưởng đoàn về giám sát công tác ở huyện, sau khi nghe báo cáo về vụ án của Y, thấy việc khởi tố, điều tra của các cơ quan tố tụng là có căn cứ nên Đoàn không yêu cầu bổ sung gì. Sau đó, TAND huyện Phú Vang đã xét xử, tuyên bị cáo Lê Văn Y 3 năm tù. Y không kháng cáo.

Liên ngành Công an – VKSND – TAND tỉnh Thừa Thiên – Huế ký kết “Quy chế phối hợp liên ngành trong đấu tranh phòng chống tội phạm”.

Vụ án Nguyễn Văn D phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”. D sinh ra và lớn lên ở xã Phú An, huyện Phú Vang. Sống ở vùng đầm phá, chủ yếu làm nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản và trồng lúa, nhưng do quen biết một số cán bộ ở huyện và tỉnh nên D không làm đầm phá, lên thành phố kinh doanh khách sạn. D vay tiền của ngân hàng nông nghiệp huyện Phú Vang mua đất xây một khách sạn ngay bên đường Huế đi Thuận An, thuộc phường Vỹ Dạ, TP Huế.

Do biết nhiều người ở quê có nhu cầu vay tiền ngân hàng để kinh doanh và nuôi trồng thủy sản, D trực tiếp đến gặp họ bảo đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để D làm thủ tục vay hộ tiền cho. Tin tưởng và biết D quen với nhiều cán bộ ngân hàng, một số hộ đã đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhờ D làm hộ. Sau khi thế chấp Quyền sử dụng đất của 7 hộ cho ngân hàng, vay được hơn 200 triệu đồng, D không đưa tiền cho họ mà đem tiêu xài cá nhân. Có hộ nào hỏi, D đều nói là chưa vay được tiền.

Đến khi không thấy các hộ này trả nợ theo hợp đồng vay, ngân hàng về thu nợ và đòi niêm phong nhà thì các hộ đó mới vỡ ra là họ bị D lừa. Họ tìm D đòi tiền, D lẩn trốn không trả nên họ gửi đơn tố cáo đề nghị Công an huyện Phú Vang xử lý D.

Cơ quan điều tra xác định D phạm tội nhưng còn băn khoăn nếu khởi tố D thì sẽ đụng chạm đến một số người có chức, có quyền và chắc chắn họ sẽ can thiệp, giúp đỡ D. Do đó, anh Cường, Điều tra viên và anh Sinh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra huyện đến Viện kiểm sát trao đổi trực tiếp với tôi và chị Thủy. Tôi và chị Thủy thống nhất đề nghị khởi tố vụ án, ra Lệnh bắt tạm giam 2 tháng đối với D về Tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” để xử lý theo pháp luật.

Sau khi bắt D được 5 ngày, có hai người làm việc trên tỉnh đến gặp Viện trưởng và chị Thủy xin thay đổi biện pháp ngăn chặn cho D. Chị Thủy nói lại với tôi và hỏi: “Khanh thấy thế nào?”. Tôi trả lời là không được. Lý do D dựa vào việc quen biết nhiều người có chức quyền để vi phạm và coi thường pháp luật. Nếu thả ra, D sẽ càng coi thường pháp luật và có thể phạm tội nghiêm trọng hơn. Chị Thủy đồng ý và bảo: “Chị cũng nghĩ vậy, cứ tạm giam để điều tra”.

Khi kiểm tra Nhà tạm giữ Công an huyện, tôi cũng phân tích và nói rõ lý do không thả D để D hiểu. Tôi khuyên D, trong thời gian tạm giam suy nghĩ cho kỹ để sửa chữa thành con người tốt và sau này không vi phạm pháp luật nữa. Tôi nói cho D rõ, pháp luật là công bằng và nghiêm minh, không ai đứng trên pháp luật được, ai có tội phải chịu trách nhiệm, D đừng nghĩ quen biết ai đó, họ sẽ giúp mình thoát tội. Giờ thả D ra, D sẽ cho rằng, các cơ quan pháp luật sợ ai đó, sau này D phạm tội nặng hơn không ai cứu vãn nổi.

Khoảng một tháng sau, hai vị kia lại gặp Viện trưởng và chị Thủy xin cho D về. Tôi đề nghị chị Thủy cứ nói rõ lý do không thả D ra như tôi và chị đã thống nhất.

Sau này ra trại, D đến gặp tôi, cảm ơn tôi và chị Thủy vì không thả D ra D mới biết tội lỗi của mình để sửa chữa thành người tốt. D bảo: “Chú nói đúng, không ai đứng trên pháp luật cả, giờ cháu hứa về nhà sẽ tu chí làm ăn lương thiện”.

Từ đó đến nay, D về quê nuôi cá tôm đạt hiệu quả cao. Mỗi khi gặp tôi, D đều mời tôi đến nhà chơi. Tôi gật đầu cảm ơn và chúc D tiến bộ hơn nữa.

Vụ án Lê Viết T phạm tội: “Gây rối trật tự công cộng”. T sinh ra và lớn lên ở xã Phú Xuân, huyện Phú Vang. T sống với mẹ ở quê. Do theo bạn bè ăn chơi dẫn đến T vi phạm pháp luật, bị khởi tố và tạm giam 2 tháng về Tội: “Gây rối trật tự công cộng”.

Ngày 27 Tết, Cơ quan điều tra chuyển vụ án của T sang Viện kiểm sát xử lý. Đến sáng ngày 29 Tết, tôi đang trực ở cơ quan thì có một phụ nữ đến xin gặp tôi và chị Thủy. Tôi hỏi: “Chị có việc gì”? Chị nói, T là em ruột chị, ba chị là liệt sỹ, chị lấy chồng ở xa, hiện còn mình mẹ chị hơn 65 tuổi, đang ốm nằm ở nhà, Tết không có ai chăm sóc mẹ và thắp hương cho ba nên chị xin bảo lãnh cho T về mấy ngày Tết để lo cho gia đình. Tôi điện báo chị Thủy đề xuất cho T tại ngoại. Chị Thủy bảo: “Nói chị ấy làm đơn về xã xác nhận, nếu đúng vậy thì thay đổi biện pháp ngăn chặn cho T về lo gia đình”.Khoảng 8h30′ ngày 30 Tết, chị của T cầm giấy xác nhận đến cơ quan gặp tôi. Qua giấy xác nhận và tôi gọi điện trực tiếp hỏi anh Đoàn (Chủ tịch xã) thì hoàn cảnh gia đình T đúng như chị của T trình bày nên tôi bảo chị yên tâm, chúng tôi sẽ cho T về.

Tôi dự thảo Quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam cho T và đề xuất chị Thủy ký. Tôi hỏi chị Thủy: “Thả T ra lúc này, chị có ngại ai dị nghị và nghĩ mình có chuyện gì không”?. Chị đáp lại: “Mình làm đúng lương tâm và pháp luật, ai nghĩ gì mặc họ. Cho đối tượng về chăm sóc mẹ và hương khói cho ba cũng thể hiện sự khoan hồng của pháp luật và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Mình đừng làm gì trái lương tâm là được”.

Khi nhận lệnh hủy bỏ tạm giam, T rất bất ngờ. Tôi nói lý do cho T về và khuyên T hãy sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh của ba mình. T dạ và hứa sẽ làm như lời tôi dặn.

Sau Tết, ông Đoàn lên cơ quan tôi. Ông nói, mẹ T là vợ liệt sĩ, chị T là con liệt sỹ, còn T là con của lính ngụy. Vì lúc đó, chồng của mẹ T lên rừng hoạt động, cha của T cậy mình là lính ngụy nên ép mẹ T phải quan hệ với ông và sinh ra T. Nghe xong, chị Thủy nói với ông: “Dù T không phải con liệt sỹ, nhưng mẹ T là vợ liệt sỹ, nay T sống cùng và chăm sóc bà, do đó, việc cho T về cũng là thể hiện tính nhân đạo của chế độ ta ”.

Ngày xét xử, tôi đề xuất chị Thủy cho T hưởng án treo. Tòa án chấp nhận xử T 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Phiên tòa kết thúc, T và chị T lại cảm ơn tôi và chị Thủy và hứa sẽ sống tốt. Đến nay, T ở địa phương làm ăn lương thiện, gương mẫu trong cuộc sống.

Sau này, chị Thủy được luân chuyển bổ nhiệm Phó Viện trưởng VKSND TP Huế, rồi Trưởng Phòng VKSND tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ở cương vị nào, chị cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Qua những câu chuyện trên, tôi muốn gửi tới bạn đọc một thông điệp rằng, chị Thủy không chỉ là một Kiểm sát viên có bản lĩnh, còn là tấm gương điển hình để cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành Kiểm sát học tập. Qua những việc làm đó, chính là thực hiện lời dạy của Bác Hồ với cán bộ Kiểm sát: “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” và thực hiện tốt Cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên: “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.

3. Viết về chân dung cán bộ kiểm sát: Chuyện chưa kể về một Kiểm sát viên trong vụ án nữ sinh giao gà

Tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội với tấm bằng loại khá, từ bỏ nhiều lời mời ở lại Hà Nội làm việc, chị Vì Thị Hiền quyết định trở về quê hương công tác. Những năm đầu mới ra trường, chị Hiền được tiếp nhận công tác tại Tòa án nhân dân huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên – nơi chị sinh ra và lớn lên, là một huyện vùng núi nghèo của tỉnh Điện Biên.

Tại đây, trong những tháng ngày đầu mới vào nghề, với sức trẻ và nhiệt huyết, Vì Thị Hiền đã có những trải nghiệm “nhớ đời”. Đó là một lần cùng thẩm phán vào bản thu thập tài liệu giải quyết vụ án tranh chấp dân sự.

Trên đường về, trời mưa như trút nước, đường đất trơn trượt, hai bên là vách núi cheo leo, không nhìn rõ đường, không có nơi trú ẩn nên “hai anh em vẫn quyết tâm đi, đèo em bằng xe máy, anh ấy nói: “mưa to quá, anh chẳng thấy đường đâu, anh cứ đi thôi, ngã thì cùng chịu nhé”. “May mắn, cuối cùng cũng về đến trụ sở, hai anh em mới…hú hồn”, KSV Vì Thị Hiền kể.

Như một cơ duyên, năm 2013, chị Vì Thị Hiền chuyển công tác về VKSND thành phố Điện Biên Phủ, rồi VKSND tỉnh Điện Biên (năm 2019). Ở mỗi đơn vị, KSV Vì Thị Hiền đều được phân công đảm nhiệm nhiều khâu công tác khác nhau, ở vị trí nào, nữ Kiểm sát viên cũng đều giữ được nhiệt huyết, hoàn thành tốt nhiệm vụ, “mỗi nhiệm vụ đều để lại cho tôi nhiều kỉ niệm sâu sắc”- KSV Vì Thị Hiền chia sẻ.

Bất ngờ chạm mặt bị can “quen” trong vụ án nữ sinh giao gà

Vụ án nữ sinh Cao Mỹ Duyên (ở TP Điện Biên Phủ), bị hiếp dâm, sát hại dã man, đến nay đã kết thúc giai đoạn truy tố với bản cáo trạng làm rõ từng hành vi tội ác vô nhân tính của các bị can. Theo đó, VKSND tỉnh Điện Biên đã truy tố 9 bị can về các Tội: Bắt cóc người nhằm chiếm đoạt tài sản, Giết người, Hiếp dâm, Cướp tài sản, Tàng trữ trái phép chất ma túy và Không tố giác tội phạm. Trong đó, 6/9 bị can đối mặt với khung hình phạt 20 năm tù, chung thân đến tử hình.

Đây là vụ án gây rúng động dư luận với nhiều tình tiết phức tạp, ly kỳ, “vô tiền khoáng hậu” trong công tác điều tra phá án. Các đối tượng phạm tội với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, thế nhưng, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”; bằng sự mưu trí, mẫn cảm của mình, các Điều tra viên, Kiểm sát viên trong hành trình phá án đã từng bước lần dở bí mật, vạch trần hành tung tội ác của các đối tượng.

Để phá án thành công, các Điều tra viên, Kiểm sát viên của cơ quan tiến hành tố tụng các cấp tỉnh Điện Biên đã vượt qua rất nhiều gian nan, thử thách. Đó không chỉ vì sự lỳ lợm, xảo quyệt của các đối tượng phạm tội mà còn cả sức ép của dư luận, trước những thông tin “tung hỏa mù” về sự thật vụ án, nhằm đánh lạc hướng điều tra.

Là 1 trong 5 Kiểm sát viên tham gia kiểm sát điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng này, KSV Vì Thị Hiền chia sẻ: Trước yêu cầu giải quyết vụ án, tháng 3/2019, tôi được điều động từ Phòng 9 tăng cường cho Phòng 2, để tham gia giải quyết vụ án nữ sinh giao gà Cao Mỹ Duyên.

Thời gian đầu, nữ Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ tổng hợp nội dung vụ án. Đây là công việc cần nhiều thời gian, đòi hỏi năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tổng hợp, phân tích của Kiểm sát viên, vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ, “tôi phải thường xuyên làm việc cả ngày lẫn đêm, thời điểm đó, lúc nào đầu óc tôi cũng quay cuồng trong việc trích hồ sơ vụ án”- nữ Kiểm sát viên chia sẻ.

KSV Vì Thị Hiền cho biết: Để giải quyết vụ án, các cơ quan Công an, Viện kiểm sát tỉnh Điện Biên đã huy động hơn 20 cán bộ, Điều tra viên, 5 Kiểm sát viên “tinh nhuệ” nhất để tập trung cho chuyên án thành công.

Vụ án liên quan đến rất nhiều đối tượng, quá trình điều tra phá án, các Điều tra viên tiến hành lấy lời khai, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, nhận dạng, đối chất…các bị can gửi về Viện kiểm sát cùng một lúc, đều được KSV Vì Thị Hiền kịp thời tổng hợp.

Qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp lời khai của các đối tượng, nữ KSV đã kịp thời tóm lược được nội dung tổng quát nhất, để đưa ra cái nhìn chung của vụ án, phát hiện, phân tích được những điểm mâu thuẫn trong lời khai của các đối tượng, những sự việc đã khai có lôgíc không, những vấn đề cần bổ sung…

Từ đó, trao đổi, đề xuất hướng điều tra chung cho các Điều tra viên, KSV tiếp tục giải quyết vụ án. Đồng thời, việc trích hồ sơ vụ án ban đầu để kịp thời thông báo những tình tiết mới trong vụ án cho các KSV khác; từ đó, báo cáo lãnh đạo phòng, lãnh đạo Viện Kiểm sát cho ý kiến chỉ đạo giải quyết tiếp theo.

Tháng 5/2019, KSV Vì Thị Hiền được điều động chính thức quân số của Phòng 2. Từ đó, nữ Kiểm sát viên luân phiên trực tiếp tham gia cùng các Điều tra viên kiểm sát việc hỏi cung, lấy lời khai của các bị can… qua đó, giúp cơ quan tố tụng hiểu rõ hơn về hành vi phạm tội, tâm tư của từng bị can, phân tích, tìm ra những kẽ hở trong lời khai của các bị can.

Kể về quá trình trực tiếp kiểm sát việc lấy lời khai và hỏi cung bị can trong vụ án này, Kiểm sát viên Vì Thị Hiền chia sẻ điều bất ngờ: Khi KSV và ĐTV đến hỏi cung bị can Lường Văn Hùng, bị can này nhận ngay ra KSV “quen” và đã chào KSV Vì Thị Hiền. (Trước đó, KSV Vì Thị Hiền từng tham gia giải quyết vụ án Lường Văn Hùng phạm tội Trộm cắp tài sản).

“Nhân cơ hội này, tôi đã trao đổi, động viên, khuyên nhủ đối tượng hợp tác với Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát khai báo thành khẩn các tình tiết để sớm nhận được sự khoan hồng của pháp luật”.

Đồng thời, qua tiếp xúc “quen”, nữ KSV nhận thấy diễn biến tâm lý của đối tượng Lường Văn Hùng và “vấn đề” của đối tượng này như: Hùng là người dân tộc Thái nên gặp nhiều khó khăn trong cách diễn đạt để người khác hiểu, tính tình rất dễ thay đổi…

Nắm được tâm lý đó, KSV Vì Thị Hiền đã đề xuất lãnh đạo, trao đổi với Điều tra viên, trong quá trình lấy lời khai, Điều tra viên, KSV cũng phải hết sức kiên nhẫn, tỉ mỉ, không được nóng vội, không được nặng giọng với đối tượng… Bởi vì, chỉ cần một cái cau mày của Điều tra viên hay KSV là đối tượng này sẽ thay đổi lời khai hoặc không khai nữa…Đấy chính là liệu pháp tâm lý với tội phạm, là “bí quyết” từ kinh nghiệm giải quyết án mà KSV Vì Thị Hiền đã trải qua.

Nhìn lại hành trình giải quyết vụ án, KSV Vì Thị Hiền nhận định: Đây là vụ án khó khăn, phức tạp nhất mà chị từng gặp trong cuộc đời “làm án”. Điều khó khăn nhất trong vụ án là, các đối tượng phạm tội có sự “hợp tác” rất chặt chẽ, có sự khai báo kín kẽ, phối hợp nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp; lúc đầu, các đối tượng đều không chịu nhận tội, sau đó, thì khai báo nhỏ giọt, cầm chừng…, tạo “mê cung”, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều tra.

Điều đặc biệt phức tạp trong quá trình phá án, theo nữ KSV cho biết, khi cơ quan tố tụng có chứng cứ để buộc thêm 1 đối tượng vào vòng tội phạm của bọn chúng thì các đối tượng lại có diễn biến lời khai xuất hiện thêm đối tượng phạm tội mới.

Do vậy, nội dung vụ án lại có sự thay đổi hoàn toàn, buộc Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát phải tiếp tục tìm hướng điều tra, đấu tranh mới với tội phạm,…“cứ khoảng 20 ngày lại có thêm những tình tiết, những lời khai mới. Quá trình đấu tranh từ tháng 2 đến tháng 6, “bức tranh” tội phạm liên tục có sự thay đổi”, nữ KSV chia sẻ.

Thế nhưng, điều đó không làm lung lay ý chí đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm của ĐTV, KSV. Bằng kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, ý chí chiến đấu quyết liệt với các đối tượng phạm tội, các KSV, ĐTV cứ từng bước, thận trọng … vén dần được hành tung bí ẩn, những hành vi tội ác kinh hoàng mà các bị can gây ra, đưa các đối tượng phạm tội ra trước ánh sáng pháp luật.

Nói về vai trò của KSV trong quá trình kiểm sát trực tiếp điều tra vụ án, Kiểm sát viên Vì Thị Hiền cho biết: Có thời điểm, các KSV theo chân ĐTV luân phiên ở dưới trại, cả ngày và đêm…vô cùng vất vả và mệt mỏi. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra vụ án này, Viện Kiểm sát đã có 6 lần đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản, chưa kể trực tiếp thường xuyên trao đổi với ĐTV về các vấn đề nhỏ khác…

Đặc biệt, trong vụ án này, riêng ở giai đoạn điều tra đã có hàng chục bản cung có sự tham gia của KSV, KSV thường xuyên sát cánh cùng với ĐTV trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ. Qua đó, Kiểm sát viên có cái nhìn toàn diện và cụ thể, nắm bắt tình hình vụ án nhanh nhất, chính xác nhất, đề ra hướng giải quyết hợp lý, hiệu quả nhất…

Đồng thời, VKSND cũng là đơn vị chủ động thúc đẩy việc tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành để trao đổi, thống nhất quan điểm, phương án giải quyết vụ án được kịp thời nhất.

Đánh giá về những yếu tố góp phần phá án thành công, KSV Vì Thị Hiền cho rằng: Đó chính là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát, có thời điểm là cả Tòa án,…đã thường xuyên họp bàn, trao đổi quan điểm, cách thức giải quyết vụ án.

Lãnh đạo các cơ quan tố tụng xác định “nhiều cái đầu hơn 1 cái đầu”, sử dụng trí tuệ tập thể để đấu tranh với tội phạm…Đặc biệt, cả 3 ngành đều nhận được sự quan tâm hết sức về mặt nhân lực tập trung cho chuyên án.

Với khối lượng công việc “khổng lồ”, áp lực phá án nhanh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo thời hạn tố tụng, để phá án thành công, qua trò chuyện với KSV, Phóng viên thấu hiểu rằng, họ đã phải đánh đổi, hi sinh rất nhiều, có cả mồ hôi và nước mắt…Thế nhưng, đề cập đến điều đó KSV Vì Thị Hiền chỉ khiêm tốn: “May là em đang độc thân nên dành hết tuổi thanh xuân cho công việc. Em chỉ đóng góp một phần nhỏ thôi…”

Sáng lên lý tưởng của ngành Kiểm sát

Tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề, KSV Vì Thị Hiền trải lòng: Có những lúc bộn bề công việc, đến thời gian đi uống cốc café với bạn bè cũng không có, tôi cũng thấy mệt mỏi. Nhưng khi đến cơ quan, thấy các đồng chí, đồng nghiệp, ai ai cũng tận tụy; thấy các đương sự cười vui khi giải quyết xong tranh chấp, gửi lời cảm ơn đến Tòa án, Viện kiểm sát; thấy kẻ phạm tội bị trừng trị…, tôi lại thấy sự phấn đấu của mình là có ý nghĩa, lại thấy lý tưởng của ngành Kiểm sát được sáng lên.

Đặc biệt là sự động viên, khích lệ của các đồng chí lãnh đạo đơn vị, đồng cảm của gia đình với sự vất vả của nghề kiểm sát,…tất cả là động lực giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Kể về những kỉ niệm ấn tượng trong nghề kiểm sát, KSV Vì Thị Hiền nhớ lại, một vụ án gây xúc động đối với những người làm án. Đó là vụ tai nạn giao thông xảy ra tại phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ.

Đối tượng đi xe mô tô, gây tai nạn giao thông chết người, bản thân cũng bị thương nặng phải vào viện điều trị. Khi Điều tra viên, Kiểm sát viên khám xe, có mời vợ của đối tượng tham gia. Khi đến nơi, nhìn chiếc xe méo mó không ra hình dạng, vợ đối tượng òa khóc nức nở, khiến cả Tổ khám nghiệm giật mình, tưởng rằng chồng chị ở bệnh viện có chuyển biến xấu.

Cả tổ tiến lại hỏi han, chị ấy mới nén khóc tâm sự rằng: “Nhà em chỉ có mỗi chiếc xe này để đi làm ăn, giờ đã hỏng thế này rồi, em biết làm sao, chồng thì nằm viện, con thì nhỏ”. Đến nay, tôi đã tham gia giải quyết rất nhiều vụ án, gặp nhiều hoàn cảnh éo le, nhưng hình ảnh chị ấy khóc nức nở vẫn khiến tôi ám ảnh nhất.

Khi kiểm sát điều tra, tôi cũng từng tiếp xúc với những đối tượng phạm tội rất côn đồ. Vụ án Cố ý gây thương tích xảy ra tại phường Mường Thanh là một ví dụ. Hai xe ô tô đi trái chiều nhau, hai anh lái xe có lời qua tiếng lại, thì Nguyễn Văn A là người ngồi trên xe, đi xuống, không nói năng gì, mở cửa kéo nạn nhân xuống đấm đá túi bụi, khiến nạn nhân ngất đi, rồi bỏ chạy khỏi địa bàn. Bạn bè của đối tượng cũng là những thành phần bất hảo, dân “anh chị” tại địa bàn đã thay hắn chuyển lời đe dọa, đưa ra thông điệp sẽ giết, nếu ai dám khai ra hắn.

Khi cùng Cơ quan điều tra đi xác minh sự việc, chúng tôi đã rất khó khăn trong việc lấy lời khai người làm chứng, phải động viên, thuyết phục rất lâu, tạo niềm tin về sự bảo vệ của pháp luật, nêu cao tinh thần đấu tranh với cái ác, phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên cử các tổ tuần tra bảo vệ quanh khu vực, cuối cùng cũng cảm hóa được người dân chứng kiến sự việc, mô tả lại đối tượng, từ đó cơ quan tố tụng dần lần tìm ra được đối tượng, bắt về quy án.

Thêm một vụ án ấn tượng sâu sắc với tôi là vụ đối tượng hiếp dâm cháu gái của vợ mình. Khi ra phiên tòa, luật sư bào chữa (cũng là chú họ của bị cáo) cố gắng tranh luận để giảm số lần phạm tội cho bị cáo nhưng tôi vẫn kiên quyết lập luận, viện dẫn cả báo cáo tổng kết của TAND tối cao để bảo vệ quan điểm truy tố của Viện Kiểm sát, buộc bị cáo phạm tội Hiếp dâm với tình tiết định khung phạm tội nhiều lần.

Sau một ngày tranh luận gay gắt, cuối cùng Tòa tuyên án chấp nhận truy tố của Viện Kiểm sát. Thành công hơn nữa là, khi kết thúc phiên tòa, chính vị luật sự đó đã gửi lời cảm ơn tới Viện Kiểm sát, thừa nhận việc viện dẫn có căn cứ, truy tố của Viện Kiểm sát là đúng người, đúng tội, không oan sai.

Những trăn trở…Sau mỗi vụ án kết thúc, đều để lại trong nữ VKSV Vì Thị Hiền những cảm xúc khác nhau, nặng thêm những trăn trở về trách nhiệm của một Kiểm sát viên trước công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; giữ bình yên cuộc sống cho đồng bào các tỉnh vùng cao còn nghèo khó.

Tâm sự với Phóng viên, KSV Vì Thị Hiền chia sẻ: Tôi đã làm tròn trách nhiệm của một Kiểm sát viên, điều khiến tôi tâm đắc nhất chính là sau mỗi vụ án, tôi không chỉ bảo vệ thành công quan điểm truy tố của VKS, thể hiện rõ vai trò kiểm sát hoạt động tư pháp mà còn giải quyết được vụ án có lý, có tình, có sức thuyết phục.

Với mỗi vụ án, dù đơn giản hay phức tạp, tôi luôn cố gắng hết sức mình, giải quyết vụ án bằng cái tâm của người cán bộ kiểm sát, luôn phải cố gắng sao cho xứng với những điều Bác Hồ dạy ngành Kiểm sát “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”.

Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi khép lại, chia tay nữ Kiểm sát viên trẻ, phóng viên chợt đồng cảm trước nỗi niềm còn đau đáu trong Vì Thị Hiền: Người dân quê tôi còn nghèo quá! Làm sao để giữ yên bình cho vùng đất này. Rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành để xóa đi cái nghèo, cái đói đeo đẳng đồng bào nơi đây, bởi vì, đó là căn nguyên phát sinh tội phạm về ma túy, mua bán người,… tại các tỉnh vùng biên của đất nước.

Xem thêm

  • Thể lệ cuộc thi tìm hiểu truyền thống 60 năm ngành Kiểm sát nhân dân
  • Thể lệ cuộc thi viết “Chân dung cán bộ kiểm sát & Bản lĩnh kiểm sát viên”

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Bài thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button