Hỏi Đáp

Án treo có được đi khỏi địa phương không?

Án treo có được đi khỏi địa phương không? Những người đang hưởng án treo tại các địa phương liệu có được đi ra khỏi nơi cư trú? Đây là những thắc mắc của những thành viên gia đình nơi có người nhà đang hưởng án treo. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết những quy định của pháp luật về vấn đề này trong bài viết của Trường Tiểu học Thủ Lệ. 

Bạn đang xem: Án treo có được đi khỏi địa phương không?

1. Án treo có được đi khỏi địa phương không?

Theo quy định của Luật cư trú 2020, người bị kết án phạt tù được hưởng án treo bị hạn chế quyền tự do cư trú của công dân, người đó vẫn có quyền đi ra khỏi địa phương nếu được sự đồng ý và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

Điều 4. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân

2. Việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong các trường hợp sau đây:

a) Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;

Đồng thời, tại Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo như sau:

Điều 92. Giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo

1. Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định tại khoản 2 Điều này, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.

2. Người được hưởng án treo khi vắng mặt tại nơi cư trú phải có đơn xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục; trường hợp không đồng ý thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người được hưởng án treo khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi mình đến tạm trú, lưu trú; hết thời hạn tạm trú, lưu trú phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi tạm trú, lưu trú. Trường hợp người được hưởng án treo vi phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đến tạm trú, lưu trú phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục kèm theo tài liệu có liên quan.

Như vậy, theo quy định người đang hưởng án treo vẫn được ra khỏi nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, khi đến nơi cư trú mới phải trình báo với Công an cấp xã nơi đó. Mọi hoạt động của người đang hưởng án treo khi đi ra khỏi nơi cư trú sẽ được sự giám sát của Công an và các cấp chính quyền địa phương.

2. Thời gian thử thách có được đi khỏi địa phương nơi cư trú không?

Đối chiếu với quy định tại Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về giải quyết việc vắng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo như sau: Người được hưởng án treo không được xuất cảnh trong thời gian thử thách.

Pháp luật chỉ quy định người đang trong thời gian thử thách không được xuất cảnh, nhưng vẫn được đi khỏi địa phương nơi cư trú nhưng phải tuân thủ theo quy định về lý do, được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, và báo cáo tới cơ quan công an như những phân tích tại mục 1 nêu trên.

3. Người bị xử án treo tự ý rời khỏi nơi cư trú thì xử lý như thế nào?

Pháp luật không cấm người bị xử án treo đi ra khỏi nơi cư trú mà chỉ hạn chế quyền tự do đi lại của họ, tuy nhiên không ít các trường hợp tự ý rời khỏi nơi cư trú mà không thông báo với chính quyền địa phương theo quy định.

Điều 91 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định việc kiểm điểm người được hưởng án treo

1. Trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục tổ chức kiểm điểm:

a) Vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 87 của Luật này và đã bị nhắc nhở bằng văn bản về việc vi phạm mà tiếp tục vi phạm;

2. Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ giám sát, giáo dục và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

Đồng thời tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định mức phạt đối với hành vi tự ý đi ra khỏi nơi cư trú như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng áp dụng đối với trường hợp sau:

+ Người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú không xin phép hoặc không được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc vắng mặt tại nơi cư trú quá thời hạn cho phép;

+ Người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;

Như vậy, người bị xử án treo tự ý rời khỏi nơi cư trú thì bị kiểm điểm và bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Nếu hành vi này tái phạm, người đang hưởng án treo có thể sẽ bị cấm đi ra khỏi nơi cư trú.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Án treo có được đi khỏi địa phương không? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ:

  • Giấy đặt cọc mua đất 2022
  • Phân biệt bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp
  • Tranh chấp lao động có bắt buộc hòa giải không?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button