Ai không phải nộp thuế khi tăng mức giảm trừ gia cảnh?
Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 đã chính thức tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020. Vậy, những ai không phải nộp thuế khi tăng mức giảm trừ gia cảnh?
Bạn đang xem: Ai không phải nộp thuế khi tăng mức giảm trừ gia cảnh?
- Tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu, lương bao nhiêu phải đóng thuế?
- Từ 20/7/2020, sẽ phân loại vị trí việc làm theo tiêu chí mới?
Contents
1. Chính thức tăng mức giảm trừ gia cảnh
Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 như sau:
Khoản giảm trừ | Mức giảm trừ cũ | Mức giảm trừ mới |
Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế | 09 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) | 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) |
Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc | 3.6 triệu đồng/tháng | 4.4 triệu đồng/tháng |
Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế tăng 02 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc tăng 800.000 đồng/tháng so với quy định cũ.
2. Mức thu nhập không phải nộp thuế
Lưu ý: Trước khi trừ các khoản giảm trừ thì người lao động phải trừ đi các khoản thu nhập được miễn thuế như tiền hỗ trợ ăn trưa (730.000 đồng/tháng), thu nhập do làm ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với làm việc ban ngày, làm việc trong giờ (nếu có).
Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, trong đó:
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
– Các khoản giảm trừ gia cảnh;
– Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện;
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Như vậy, chỉ khi có thu nhập tính thuế > 0 thì mới phải nộp thuế. Dưới đây là một số mức thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân sau khi đã trừ các khoản được miễn thuế (nếu có):
Mức thu nhập | Đối tượng | Thu nhập phải nộp thuế | |
Theo mức giảm trừ cũ | Theo mức giảm trừ mới | ||
Mức 1 | Không có người phụ thuộc | Trên 09 triệu đồng/tháng | Trên 11 triệu đồng/tháng |
Mức 2 | Có 01 người phụ thuộc | Trên 12.6 triệu đồng/tháng | Trên 15.4 triệu đồng/tháng |
Mức 3 | Có 02 người phụ thuộc | Trên 16.2 triệu đồng/tháng | Trên 19.8 triệu đồng/tháng |
Mức 4 | Có 03 người phụ thuộc | Trên 19.8 triệu đồng/tháng | Trên 24.2 triệu đồng/tháng |
Có thêm 01 người phụ thuộc sẽ được giảm trừ thêm 4.4 triệu đồng/tháng. |
Như vậy, khi tăng mức giảm trừ gia cảnh sẽ có nhiều người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân vì thu nhập chưa đạt mức phải nộp thuế.
Ví dụ: Anh A có tiền lương tháng sau khi đóng bảo hiểm bắt buộc là 10.5 triệu đồng, anh A không có người phụ thuộc.
– Nếu theo mức giảm trừ cũ thì anh A phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho phần thu nhập 1.5 triệu đồng với số tiền là 75.000 đồng (1.5 triệu đồng x 5%).
– Nếu theo mức giảm trừ mới thì anh A không phải nộp thuế.
Kết luận: Từ năm 2020 khi chính thức tăng mức giảm trừ gia cảnh những đối tượng sau đây không phải nộp thuế thu nhập cá nhân:
– Thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở xuống nếu không có người phụ thuộc, trước đây từ 09 triệu đồng trở xuống.
– Thu nhập từ 15.4 triệu đồng/tháng trở xuống nếu có 01 người phụ thuộc, trước đây từ 12.6 triệu đồng trở xuống.
– Thu nhập từ 19.8 triệu đồng/tháng trở xuống nếu có 02 người phụ thuộc, trước đây từ 16.2 triệu đồng trở xuống…
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp