Hỏi Đáp

19 câu hỏi thường gặp về hóa đơn chứng từ dành cho kế toán

19 câu hỏi thường gặp về hóa đơn chứng từ dành cho kế toán

Trong quá trình thực hiện công tác hóa đơn chứng từ trong doanh nghiệp, kế toán thường gặp rất nhiều vướng mắc. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi thực hiện công tác hóa đơn chứng từ trong doanh nghiệp mà Trường Tiểu học Thủ Lệ tổng hợp được, hy vọng rằng những câu hỏi này sẽ góp phần giải đáp một số vướng mắc cho các bạn kế toán.

Bạn đang xem: 19 câu hỏi thường gặp về hóa đơn chứng từ dành cho kế toán

Công văn 2402/BTC-TCT năm 2016 hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử

Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Công văn 5456/TCT-CS về điều chỉnh hóa đơn thuế Giá trị giá tăng đã lập

1. Xử lý hóa đơn lập sai

Câu hỏi: Trường hợp phát hiện ra hóa đơn lập sai khi chưa giao hóa đơn cho người mua hàng thì xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính thì: Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.

2. Cách lập hóa đơn khi danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng trên hóa đơn

Câu hỏi: Khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, thì người bán hàng phải lập hóa đơn như nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thì: Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau:

a. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn. Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”. Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác. Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên. Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế giá trị gia tăng được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

b. Người bán hàng được sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.

Trên hoá đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số …, ngày …, tháng…, năm…”. Mục “tên hàng” trên hoá đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.

Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Trường hợp bảng kê có hơn một (01) trang thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.

Số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn. Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.

Người bán hàng và người mua hàng thực hiện quản lý và lưu giữ bảng kê kèm theo hóa đơn theo quy định.(Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

3. Trường hợp lập hoá đơn không bắt buộc phải có chữ ký, họ tên người mua trên hoá đơn

Câu hỏi: Trường hợp nào khi lập hoá đơn không bắt buộc phải có chữ ký, họ tên người mua trên hoá đơn?

Trả lời:

Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thì đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, Fax thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, qua Fax.

Khi lập hoá đơn cho hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài

4. Cách xử lý khi người mua không lấy hóa đơn

Câu hỏi: Trường hợp khi bán hàng hoá, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần mà người mua không lấy hoá đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì người bán có phải lập hoá đơn không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thì khi bán hàng hoá, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần mà người mua không lấy hoá đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì người bán vẫn phải lập hoá đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sịnh trong ngày.

5. Cách lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho biếu, tặng, trao đổi, rả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ

Câu hỏi: Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, với những trường hợp có dùng hàng hoá, dịch vụ để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì có phải lập hoá đơn không? Nội dung ghi trên hoá đơn GTGT như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 và Tiết 2.4, Điểm 2, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư thì các trường hợp trên đều phải lập hoá đơn GTGT. Đối với hàng hoá dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo; đối với hàng hoá dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

6. Các thông tin khác trên hóa đơn

Câu hỏi: Ngoài các thông tin bắt buộc thì Công ty tôi có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình trên hóa đơn không?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì ngoài nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC, tổ chức kinh doanh có thể tạo thêm các thông tin khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, kể cả tạo lô-gô, hình ảnh trang trí hoặc quảng cáo. Tuy nhiên, các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc phải có trên hóa đơn.

7. Xử lý hóa đơn đã phát hành nhưng không sử dụng

Câu hỏi: Công ty tôi đã thông báo phát hành hóa đơn tự in với số lượng hóa đơn là 800 số. Công ty đã sử dụng hết 500 số, còn lại 300 số chưa sử dụng. Đến nay, Công ty muốn thay đổi một số thông tin trên hóa đơn và không muốn sử dụng số còn tồn. Vậy Công ty tôi có được hủy các hóa đơn đó không?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì trường hợp doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện Thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button